Page 3 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 3

CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH
                                              VÀ XỬ LÝ ẢNH X QUANG

                                                            BÀI 1
                                         NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH X QUANG
                                                                                   Thời gian: 3 giờ lý thuyết

               Mục tiêu của bài
               - Kiến thức:
               1. Trình bày được nguyên lý tạo tia X và ứng dụng của tia X trong y học.
               2. Trình bày được các quá trình tương tác của tia X với vật chất.
               3. Trình bày được nguyên lý tạo ảnh X quang.
               - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
               4. Thể hiện ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tập trung.
               NỘI DUNG
               1. Nguyên lý tạo tia X
               1.1. Vật lý tia X và ứng dụng
               1.1.1. Hiệu ứng bức xạ tia Katốt
                     Năm 1895 nhà bác học Đức Wilhelm Konrat Roentgen đã tìm thấy một bức xạ
               đi xuyên qua vật chất khi ông đang làm thí nghiệm, loại tia mới này được ông đặt tên
               là tia X. Để kỷ niệm nhà bác học đã tìm ra nó người ta thường gọi nó là tia Rơnghen.
                     Năm 1925, Quốc tế đã chấp nhận Rơnghen là tên đợn vị đo liều lượng tia X.
                     Năm 1901 nhà bác học W.Rơnghen đã được tăng giải thưởng Nobel.

                     Vào năm 1837 Michael Faraday nghiên cứu sự phát quang khi phóng điện qua
               các chất khí khác nhau. Sau đó M.Faraday nghiên cứu sự phóng điện qua những ống
               thủy tinh chứa khí ở áp suất thấp.
                     Năm 1877 Crookes tạo ra ống thủy tinh chứa khí có áp suất rất thấp gọi là ống
               Crookes (hình 1.1)
                     Khi nghiên cứu tia katốt, ông đã phát hiện: Tia katốt bị lệch hướng trong từ
               trường và điện trường. Ông rút ra kết luận tia katốt là một dòng hạt mang điện tích
               âm, có thể bị lệch bởi một trường điện từ quay được hội tụ bởi điện cực lồi.
                     Ông cũng nhận thấy rằng những hạt này là nóng cơ thể ở những nơi chúng rọi
               tới. (Thực ra Crookes đã phát hiện được tia X nhưng ông không chứng minh được).


















                                                     Hình 1.1. Ống Crookes
                     Năm 1892 Heinrich Hertz đã nhận thấy tia katốt có thể đi qua thủy tinh của một
               ống chân không, do vậy ông đã tin rằng tia katốt là một dạng của sóng điện từ.


                                                               3
   1   2   3   4   5   6   7   8