Page 10 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 10

+ Sự thay đổi mA, mAs chỉ ảnh hưởng đến số lượng của hai loại bức xạ.
                     + Sự thay đổi loại nguồn chỉnh lưu sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng
               bức xạ liên tục và chỉ ảnh hưởng đến số lượng của bức xạ đặc trưng.
                     +Tấm lọc sẽ làm tăng chất lượng và làm giảm số lượng bức xạ hãm cũng như
               bức xạ đặc trưng.
               2. Quá trình tương tác của tia X với vật chất
               2.1. Sự hấp thụ tia X của vật chất
                     Ảnh X - quang trong y học được tạo thành bằng việc tác động chùm tia X tới cơ
               thể bệnh nhân và đo lượng tia xuyên qua. Lượng tia X - quang bị hấp thụ bởi cơ thể
               được xác định từ độ chênh lệch giữa năng lượng bức xạ chiếu tới và năng lượng
               xuyên qua. Sự hấp thụ tia X là cơ sở kỹ thuật để khảo sát đánh giá các bộ phận khác
               nhau của cơ thể dưới tác dụng của tia X. Ví dụ, các phần tử xương hấp thụ nhiều tia
               X - quang hơn các phần tử cơ và vì vậy có thể phân biệt chúng dễ dàng nhờ tác động
               của tia X.
                     Từ phân tích sự hấp thụ tia X của vật chất đã được chỉ ra trên đây, ta có thể xây
               dựng biểu thức định lượng biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ I(s) và độ suy giảm

               tuyến tính (s).




                                                    A
                                              JO

                                                         J(s)   J(s+ds)
                                                                 s+ds          S
                                                          s

                                                      ,
                                                     A
                                 Hình 1.7. Sơ đồ biểu diễn mối tương quan I(s) theo (s)
                     Trong quá trình tương tác với vật chất, cường độ chùm tia X trên một đơn vị
               diện tích bề mặt vuông góc với phương truyền sẽ giảm đi. Trong những điều kiện
               nhất định có thể coi sự suy giảm này tỷ lệ thuận với quãng đường đi. Để dẫn ra công
               thức cơ bản về sự thay đổi của cường độ J, ta xét một chùm tia chiếu đến với cường độ
               không đổi I o trên mặt phân giới A - A’ (hình 1.7).
                     Với những giả thiết ban đầu như trên hình vẽ, ta có:
                                 →
                     dJ (s ) =  − ( s  )J (s )ds                                         ) 4 . 2 (
                               →
                     Hệ số  ( s  ) trong (2.4) được gọi là hệ số hấp thụ tuyến tính tổng quát, trong đó

               dấu trừ lấy từ điều kiện  dương. Hệ số này là hàm số của 3 toạ độ không gian (x, y,
                                                             →
               z)= (s 1, s 2, s 3) tạo thành vectơ bán kính  s . Đại lượng dJ (s) đặc trưng cho sự thay đổi
               cường độ tia X qua độ dày ds. Hệ số (s) là đại lượng đặc trưng cơ bản cho cấu trúc
               vật chất, được xác định nhờ các phương pháp chụp cắt lớp máy tính và được dùng
               làm cơ sở trong việc tái tạo hình ảnh chụp cắt lớp, có thể biểu diễn theo công thức
               của mật độ vật chất sau:

                                                              10
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15