Page 27 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 27
Mạch chỉnh lưu thuộc loại chỉnh lưu cầu gồm 4 điốt D 1, D 2, D 3, D 4. Trong một
nửa chu kỳ, D 1 và D 3 thông, trong nửa chu kỳ còn lại D 2 và D 4 thông do vậy luôn có
dòng chạy trong bóng X quang trong cả hai nửa chu kỳ của nguồn AC. Dòng điện đi
qua đồng hồ chỉ thị là dòng xoay chiều nên muốn đo giá trị của nó bằng những đồng
hồ điện tử chỉ kim hoặc đồng hồ hiện số cần phải chỉnh lưu dòng điện này thành dòng
một chiều nhờ sử dụng các cầu chỉnh lưu. Những điốt chỉnh lưu trong mạch điện
chỉnh lưu một pha cả chu kỳ cũng như trong mạch điện chỉnh lưu 3 pha là loại điốt
cao thế, chúng phải đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:
+ Chịu được dòng tải đủ lớn - I thuận từ hàng trăm tới 1.000mA.
+ Sụt áp trên điốt phải nằm trong giới hạn cho phép cỡ dưới mười kV.
+ Chịu được điện áp ngược từ vài chục tới hàng trăm kV tuỳ theo loại mạch ứng
dụng.
Trước đây, trong những thiết bị X quang cổ điển, người ta sử dụng những bóng
điốt điện tử chân không rất cồng kềnh, nặng nề, mạch nung sợi đốt rất phức tạp, tuổi
thọ thấp.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ vật liệu bán dẫn, trong các máy X
quang hiện đại, điốt bán dẫn được dùng phổ biến, chúng có những ưu điểm cơ bản
sau:
+ Sụt áp trên điốt khá nhỏ.
+ Chịu dòng tải lớn cỡ 1000mA.
+ Chịu được điện áp ngược rất lớn.
+ Hoạt động tin cậy, tuổi thọ cao.
+ Kích thước và trọng lượng nhỏ.
+ Không đòi hỏi nguồn nung sợi đốt.
Các điốt vẽ trên hình 1.25 chỉ là những ký hiệu quy ước. Thực chất, đó là những
cột điốt nối tiếp nhau, mỗi cột gồm vài chục tấm điốt riêng lẻ ghép lại, hai đầu cột có
lò xo để nén chúng lại với nhau. Mỗi tấm hình chữ nhật hoặc tròn có tiết diện khoảng
2
0,8 - 1cm dày khoảng 0,4mm. Mỗi cột chịu được dòng tải từ vài trăm đến khoảng
1.000mA và điện áp ngược tới vài chục kV.
- Đặc trưng của chỉnh lưu một pha cả chu kỳ
Bóng X quang dẫn dòng trong cả hai nửa chu kỳ nên kV trong cả hai nửa chu kỳ
biến thiên như nhau. Cũng do bóng X quang thông trong cả hai nửa chu kỳ nên trị số
dòng đỉnh I p khác biệt dòng trung bình I tb ít hơn so với sự khác biệt trong kiểu chỉnh
lưu nửa chu kỳ: I p = 1,5I tb. Do vậy có thể dùng dòng I tb cao hơn và tăng công suất
phát xạ tia X.
Điện thế anốt luôn luôn dương so với catốt nên không còn nguy cơ của vòng hồi
tiếp dương về nhiệt do sự bức xạ điện tử thứ cấp gây ra. Điện thế kV giữa ruột và vỏ
cáp cao thế luôn chỉ thấp hơn hoặc bằng một nửa kV p nên yêu cầu về độ cách điện
đối với cáp cao thế thấp hơn, cho phép có thể dùng cáp nối giữa biến thế và bóng.
- Những ưu, nhược điểm của chỉnh lưu cao thế một pha cả chu kỳ
Như đã phân tích ở trên, ta thấy loại chỉnh lưu một pha cả chu kỳ so với loại
chỉnh lưu nửa chu kỳ có những ưu điểm sau:
+ Công suất phát xạ tia X cao hơn.
+ Hiệu suất sử dụng bóng X quang lớn hơn.
Tuy nhiên, nó cũng tồn tại những nhược điểm như:
+ Cấu tạo phức tạp hơn.
27