Page 31 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 31

+ Chi phí cao.
               - Phạm vi ứng dụng
                     Do có những ưu, nhược điểm trên, kiểu chỉnh lưu 3 pha được ứng dụng chủ yếu
               trong các thiết bị X quang cỡ lớn lắp đặt cố định trong các buồng chụp X quang hiện
               đại, tinh vi kết hợp sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng khác như đèn tăng quang, hệ
               thống truyền hình, máy thay phim tự động...
                     Như vậy, ta có thể thấy ngay một điều là dạng sóng điện áp và dòng điện trong
               loại chỉnh lưu một pha nửa chu kỳ bị gián đoạn, trong loại một pha cả chu kỳ tuy
               không gián đoạn nhưng có thời điểm tụt xuống trị số 0. Còn trong loại ba pha các
               dạng sóng này liên tục và ít biến đổi trị số nhất. Vì vậy năng lượng tia X cao nhất
               trong loại ba pha và thấp nhất trong loại một pha nửa chu kỳ.
                     Ngoài những mạch chủ yếu trên, trong khối cao thế còn có các mạch phụ trợ để
               kiểm tra và đo điện áp, dòng điện...
                     - Điều khiển tham số trong thiết bị X quang
                     Khi tiến hành chụp, chiếu X quang, người sử dụng phải kiểm soát được liều
               lượng tia X sao cho phù hợp với từng đối tượng và bệnh lý để thu được ảnh có chất
               lượng tốt nhất. Liều lượng tia X quyết định bởi các tham số sau:
                     + Trị số điện áp cao thế kV.
                     + Trị số dòng điện bóng X quang mA.
                     + Thời gian chụp s.
                     Vì vậy trong bất kỳ máy X quang nào, dù loại truyền thống hay cao tần, đơn
               giản hay phức tạp đều cần phải có ba loại mạch để điều khiển, đo lường và chỉ thị các
               tham số cơ bản trên.

               2. Hệ thống định vị và tạo dạng chùm tia
                     Như đã đề cập ở trên, muốn có ảnh X quang chất lượng cao, ngoài việc lựa chọn
               các tham số liên quan tới công suất phát tia như kV, mA, s, còn cần thiết phải khu trú
               chùm tia X vào vùng cần thăm khám, phải bố trí sao cho khoảng cách giữa bóng và
               phim thích hợp với từng loại xét nghiệm, phải loại bỏ ảnh hưởng của phát xạ thứ
               cấp... Những điều này có thể thực hiện nhờ các thiết bị tạo dạng và định vị chùm tia
               X như hộp chuẩn trực, lưới, bàn bệnh nhân và cột bóng...
               2.1. Hộp chuẩn trực
                     Với mục đích tăng độ đối quang nghĩa là tăng chất lượng ảnh và giảm liều tia
               tác động vào người bệnh, cần phải xử lý chùm tia X phát ra từ bóng X quang. Hộp
               chuẩn trực và lưới được dùng với mục đích nµy.
                     Hộp chuẩn trực, còn gọi là diaphragm, là một dụng cụ đặt giữa bóng X quang và
               người bệnh có chức năng giới hạn chùm tia theo một kích thước do người vận hành
               quyết định.
                     Hộp chuẩn trực có cấu trúc tựa như ống kính máy ảnh, gồm các tấm chì gắn với
               các cơ cấu điều khiển bằng tay hoặc động cơ điện. Lỗ mở của hộp có thể có dạng
               hình chữ nhật hoặc hình tròn và một hệ thống quang bao gồm đèn chiếu và gương
               giúp cho người vận hành có căn cứ để điều chỉnh kích thước và định vị chùm tia X.
               Kích thước chùm tia cần được chọn càng nhỏ càng tốt miễn là phải bao trùm được bộ
               phận cần thăm khám, việc giảm kích thước dẫn tới giảm liều tia X và giảm phát xạ
               thứ cấp có nghĩa là tăng độ đối quang và chất lượng ảnh.
               2.2. Lưới chống mờ (lọc tia mềm)



                                                              31
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36