Page 26 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 26

định công suất phát xạ tia X và nhiệt toả ra trong cả quá trình chụp. Trong khi đó I p
               lại quyết định nhiệt độ của điểm hội tụ. Do sự chênh lệch này, dòng của bóng X
               quang I tb bị hạn chế sao cho dòng đỉnh của nó không quá lớn có thể làm cho điểm hội
               tụ quá nóng tới mức bức xạ điện tử (bức xạ thứ cấp) hoặc bị nóng chảy.
                     + Công suất phát xạ tia X và nhiệt độ của anốt do công suất của bóng quyết
               định. Nếu công suất này quá cao (hoặc I tb hoặc kV quá lớn) có thể làm cho anốt quá
               nóng dẫn tới bức xạ điện tử thứ cấp. Khi đó trong nửa chu kỳ âm, catốt dương hơn
               anốt, chùm điện tử do anốt bức xạ sẽ chạy về phía catốt tạo nên dòng điện ngược, làm
               catốt nóng lên thêm. Sự tăng nhiệt này của catốt (không phải do thay đổi dòng sợi
               đốt) làm tăng dòng của bóng. Kết quả anốt lại nóng thêm lên và bức xạ điện từ nhiều
               hơn nữa. Vòng phản hồi dương về nhiệt này tiếp diễn có thể dẫn tới làm hỏng bóng.
               Chính vì vậy, công suất phát xạ tia X trong kiểu chỉnh lưu một pha nửa chu kỳ bị hạn
               chế.
                     + Nếu phải dùng cáp cao thế để nối giữa biến thế và bóng thì điện áp giữa ruột

               và vỏ cáp biến thiên giữa hai giá trị đỉnh (ví dụ: -50kV → 0V → +50kV) do vậy cáp
               phải có độ cách điện rất cao so với cáp trong các kiểu chỉnh lưu khác. Để loại bỏ
               nhược điểm này, người ta thường bố trí biến thế cao thế và bóng liền kề nhau và đặt
               chúng vào trong một thùng chứa, đôi khi thùng này còn được gọi là đầu bóng.
                     - Phạm vi sử dụng
                     Do những ưu điểm và nhược điểm cơ bản nói trên, ngày nay loại chỉnh lưu nửa
               chu kỳ chỉ được ứng dụng trong các máy X quang loại nhỏ, di động hoặc máy X
               quang răng. Những máy này thường dùng loại bóng X quang anốt cố định, hội tụ đơn
               và dòng tối đa tới 60mA và kV khoảng 100kV.
               b. Chỉnh lưu cao thế 1 pha cả sóng
                     Loại chỉnh lưu một pha cả chu kỳ nhằm khắc phục những nhược điểm cơ bản
               của loại chỉnh lưu một pha nửa chu kỳ. Sơ đồ mạch điện và các dạng sóng đặc trưng
               cho điện áp chỉnh lưu, dòng điện và năng lượng tia X được minh hoạ trên hình 1.24.
               Trong loại chỉnh lưu này, cả hai nửa chu kỳ của dòng điện xoay chiều (cả chu kỳ) đều
               được sử dụng. Nhờ đó đã tăng đáng kể công suất phát xạ tia X, hiệu suất của khối cao
               thế và mở rộng phạm vi ứng dụng của thiết bị.




                                                                  U



                                                                   I

                                                                   D


                                   Hình 1.25. Mạch chỉnh lưu 1 pha cả chu kỳ
               - Nguyên lý hoạt động



                                                              26
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31