Page 32 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 32

Lưới có chức năng chống tia phát xạ thứ cấp từ đối tượng chụp tác động lên
               phim, nó được đặt giữa người bệnh và catxet.
                     Lưới có cấu trúc gồm các dải băng chì rất mảnh xếp song song với nhau  và
               hướng về điểm hội tụ, chen giữa các dải chì này là vật liệu có độ hấp thụ tia không
               đáng kể như nhôm, bakêlit sao cho chùm tia bức xạ chính (sơ cấp) có thể truyền qua
               trong khi phần lớn lượng tia bức xạ thứ cấp bị hấp thụ. Trên hình 1.45 minh hoạ cấu
               trúc của lưới và tác dụng hấp thụ tia bức xạ thứ cấp của nó.
                                                                Đối tượng chụp


                                                                                Tia phát xạ
                                   Lưới                                           Tia thứ cấp

                                                                                Lá chì
                                     Phim
                                 Hình 1.45 . Cơ chế ngăn tia bức xạ thứ cấp của lưới

                     Có hai loại lưới là lưới cố định và lưới chuyển động.
                     Lưới ban đầu có cấu tạo đơn giản nhưng trên ảnh còn lưu lại bóng mờ của các
               dải chì, điều này thực chất không ảnh hưởng nhiều tới việc chẩn đoán vì người đọc
               phim đã được biết trước. Với ảnh đòi hỏi chất lượng cao, nhiều chi tiết thì phải sử
               dụng loại lưới chuyển động để loại bỏ ảnh hưởng này. Loại lưới chuyển động kết hợp
               giữa  lưới  với  một  cơ  cấu  dịch  chuyển  được  gọi  là  lưới  Bucky  hay  lưới  Plotter  -

               Bucky. Khi có lệnh chuẩn bị chụp lưới được đưa vào trạng thái chuyển động đu đưa
               với tốc độ cao, khi chụp hình ảnh của các dải chì sẽ được làm mờ đi. Để đáp ứng với
               các nhu cầu thăm khám khác nhau, các nhà sản xuất đã chế tạo ra một số loại lưới có
               những chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau như số lượng dải chì trên 1cm (thường từ 20 đến
               40), tỷ lệ giữa chiều cao của dải chì (hoặc bề dày tấm lưới) với khoảng cách giữa hai
               dải chì thường có 3 giá trị là: 5/1, 10/1 và 15/1. Các tỷ lệ này ứng với các mức năng
               lượng bức xạ tia X khác nhau có nghĩa là ứng với các trị số kV khác nhau: với kV
               thấp dùng loại lưới có tỷ lệ thấp và ngược lại. Khoảng cách từ tiêu điểm tới phim
               (FF) cũng cần được chọn tương ứng với các giá trị trên: 60 - 80cm, 100 - 120cm và
               150cm .
                     Lưới cố định hiện nay (lưới Lysholin) là loại lưới rất mỏng (dưới 3mm). Lưới
               này nhẹ, dễ sử dụng, không cần phải di động và cũng không để lại vết trên phim, có
               thể dùng chụp đứng, chụp tại giường bệnh nhân nhưng rất mỏng manh, dễ hư hỏng.
                     Lưới nói chung là phụ kiện đắt tiền và dễ bị hư hỏng và mất tác dụng nếu bị
               cong, vênh. Một khi lưới đã bị hỏng thì không thể sửa chữa, tuy vậy, nếu được bảo
               quản tốt thì lưới có thể dùng được lâu dài. Nếu không được lắp sẵn vào thiết bị thì
               cần phải bảo quản lưới cẩn thận trong bao bì bằng chất dẻo.
                     Catxet dùng đặt phim hoặc tấm tạo ảnh để lắp vào khay bàn chụp. Đó là một hộp
               dẹt chứa phim và hai tấm bìa tăng quang, hai tấm này dính vào hai mặt của catxet
               (chụp X quang thường quy) hoặc chứa tấm tạo ảnh IP (chụp X quang CR). Hai mặt
               catxet gắn với nhau bởi bản lề và có khoá để cố định. Catxet hoàn toàn kín không cho
               ánh sáng lọt vào nhưng lại cho phép tia X xuyên qua. Mặt trên của catxet đối diện với



                                                              32
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37