Page 137 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 137

c. Ứng dụng siêu âm Doppler
                     Kỹ thuật siêu âm Doppler được ứng dụng trong khá nhiều trường hợp, thường
               gặp nhất là khảo sát mạch máu.













                                       Hình 3.11. Nguyên lý đo vận tốc dòng chảy
                     Nếu  siêu  âm  Doppler  mạch  máu  ta  đo  được  tốc  độ  di  chuyển  của  hồng  cầu
               (mạch máu) từ đó biết được triệu chứng (mạch bị phình, tác, hẹp...).
                     Ngoài ra siêu âm Doppler còn được ứng dụng trong sản phụ khoa để xem xét
               tình hình phát triển của thai nhi, cung cấp các thông tin hữu ích về sinh lý tử cung
               trong thời kỳ mang thai của người mẹ.
                     Các ứng dụng khác của siêu âm Doppler cũng được ứng dụng khá rộng rãi như:
                     - Khảo sát hoạt động và các thông số chức năng của tim.
                     - Khảo sát hệ thống tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên của gan.
                     - Khảo sát bệnh lý động mạch thận.
                     - Khảo sát bệnh lý của động mạch chủ bụng
               4. Nhiễu ảnh trên siêu âm
               4.1. Hiện tượng nhiễu
                     Trong quá trình hoạt động của máy, các linh kiện điện tử tạo ra các xung điện
               với biên độ cực thấp, qua xử lý và tạo ảnh, các xung điện này được khuếch đại lên tạo
               ra  trên  màn  hình  rất  nhiều  những  chấm  sáng  dao  động  dạng  “nhảy  múa”.  Thông
               thường máy được thiết kế sao cho các xung nhiễu này ở biên độ thấp nhất có thể để
               chúng chỉ thể hiện trên màn hình khi có khuếch đại tăng cường. Chính vì vậy mà
               phần sâu của màn hình thường có hiện tượng nhiễu này thể hiện rõ ràng nhất, do hệ
               quả  của  việc  khuếch  đại  toàn  phần  được  gia  tăng  thêm  bởi  khuếch  đại  TGC-bộ
               khuếch đại bù trừ theo thời gian TGC (Time Gain Compensation).
                     Một dạng nhiễu khác là do đầu dò hoạt động như một angten tiếp nhận xung
               điện ở dải tần số radio từ bên ngoài, hoặc do các xung điện này đi thẳng vào trong các
               xung dẫn tín hiệu, hậu quả là các xung này thể hiện trên màn hình dưới dạng những
               vệt sáng rải rác, phụ thuộc thời khắc và cường độ các xung.
               4.2. Hiện tượng bóng lưng bên và hiện tượng tăng cường âm
                     Trong khi, khảo sát môi trường đồng nhất nào đó có hệ số giảm âm như nhau ở
               bất kỳ vị trí nào, để đảm bảo tính đồng nhất thì phải điều chỉnh TGC ở mức tăng dần
               thích ứng. Ví dụ trong môi trường trên, hiện tượng một cấu trúc có hệ số giảm âm lớn
               hơn hệ số giảm của môi trường bao quanh với mức TGC ở trạng thái cân bằng trên,
               thì lúc này trên màn hình xảy ra “hiện tượng bóng lưng”, là một dải xám tối hơn môi
               trường xung quanh ở ngay phía sau cấu trúc trên. Điều này được lý giải là do sóng âm
               khi truyền qua cấu trúc trên bị tiêu hao năng lượng nhiều hơn, vì vậy mà ở sau cấu
               trúc trên hồi âm trở về có biên độ thấp hơn biên độ trở về từ cùng độ sâu nhưng ở các
               vị trí khác nhau trong môi trường.
                     Đối nghịch với hiện tượng bóng âm là hiện tượng tăng cường âm. Lúc này cấu


                                                             137
   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142