Page 132 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 132

Hình 3.20. Thể hiện tín hiệu kiểu B-mode
               c. Phương pháp hiển thị kiểu TM hay mode TM hoặc mode M
                     Đây là những nghiên cứu cấu trúc các mô tạng ở trạng thái động (tim, mạch
               v.v…) là cơ sở của phương pháp chụp cắt lớp bằng siêu âm.
                     Dùng để thể hiện sự chuyển động cùng phương với các tia siêu âm của vật thể

               theo thời gian bằng cách thể hiện hình ảnh kiểu B theo diễn biến thời gian với các tốc
               độ quét khác nhau.
                     Nếu nguồn hồi âm đứng yên sẽ tạo ra đường thẳng ngang qua màn hình, còn nếu
               mặt phản hồi chuyển động sẽ ra đường cong phản ánh sự chuyển động của mặt phản
               hồi.
                     Trên màn hình thể hiện của TM, biên độ chuyển động của mặt phản hồi được
               biểu thị trên trục tung, thời gian trên trục hoành với tốc độ quét đã được xác định ta
               có thể tính toán được vận tốc chuyển động của mặt phản hồi.













                                       Hình 3.21. So sánh 3 kiểu thu nhận tín hiệu
                     Trong việc dùng siêu âm vào chẩn đoán, để tránh cho chùm siêu âm bị không
               khí hấp thụ và gây phản xạ ngay trên mặt da, giữa đầu dò siêu âm (phát và thu) và da
               người bệnh, người ta hay bôi đệm một lớp gel (ví dụ dầu paraphin lanolin có trở
               kháng âm Z giống như của cơ thể, nên áp đầu dò vào da đầu, ta loại được lớp không
               khí len giữa, nên loại được phản xạ).

















                                Hình 3.22. Một loại gel điển hình dùng trong chẩn đoán






                                                             132
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137