Page 133 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 133
Việc chẩn đoán bằng hình ảnh siêu âm đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong thời
gian gần đây đặc biệt tác dụng khi đối tượng rất khó phát hiện bằng hình ảnh do tia X
tạo ra (thí dụ mảnh đạn bằng nhựa chứ không phải kim loại).
3.3.2. Siêu âm hai chiều (Hình ảnh tĩnh và hình ảnh động)
Cơ sở của kiểu thể hiện hình ảnh siêu âm 2 chiều này là B-mode được dùng
trong hầu hết các thiết bị siêu âm chẩn đoán từ trước cho tới nay.
Theo cách thể hiện của B-mode trong siêu âm một chiều thì tương xứng với mỗi
vị trí đầu dò trên cơ thể và mỗi hướng của chùm tia nhất định thì trên màn hình ta có
thể có một đường tạo ảnh (line of site) B-mode- phản ánh các mặt phản hồi được tạo
ra bởi các cấu trúc cơ thể nằm trên đường truyền của chùm tia siêu âm. Để thể hiện
sự tổng hợp nói trên người ta dùng các hệ thống quét. Hệ thống quét ảnh động (real
time scanner) với 2 cách quét là quét điện tử và quét cơ học. Một nhược điểm của
quét ảnh động alf diện khảo sát bị hạn chế không cho một hình ảnh tổng quát như
trong kỹ thuật quét ghi hình tĩnh. Vì thế trong những năm gần đây người ta khắc phục
để có 2 ưu điểm là vừa ghi hình động và vừa có hình tĩnh đó là khảo sát trên diện
rộng gọi alf real time -EFOV(extended field of view)- siêu âm thời gian thực với
trường nhìn mở rộng. Để tạo được diện khảo sát rộng người ta vừa di chuyển đầu dò
theo một thiết diện cắt ngang cơ thể vừa ghi nhận hình ảnh, hình ảnh được tổng hợp
liên tục từ các góc quét riêng biệt ứng với các vị trí của đầu dò, kết quả nhận được là
một hình tổng quát, đồng thời vẫn giữ được tính động của ảnh.
3.3.3. Siêu âm 3 chiều và 4 chiều
Tạo hình 3 chiều được giới thiệu vào cuôi thập niên 80 của thê kỷ trước nhờ vào
tốc độ xử lý nhanh của các máy tính chuyên dụng.
Nguyên lý của tạo hình 3 chiều: các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đều có
dạng hình khối, vị trí, câu trúc bên trong và mối liên hệ giải phẫu đều thể hiện sự
tương quan trong không gian 3 chiều, cho nên trên mặt cắt hai chiều sẽ không
diễn tả đủ các thông tin nói trên; thật ra trong thực hành hàng ngày có không ít
trường hợp người khám cắt các mặt cắt hai chiều kế tục nhau và vận dụng “trí
tưởng tượng” để biết được sự tương quan trong không gian ba chiều của các câu
trúc mà hàng loạt mặt cắt hai chiều đi qua. Ngày nay, những bước tiến dài của
công nghệ đã làm thay cho người khám những công đoạn trên để thể hiện mối
tương quan trên ba chiều không gian.
Thu dữ kiện cả khối thể tích, thực chất là cắt hàng loạt các mặt cắt hai chiều kế
tục nhau, về mặt kỹ thuật hiện có hai phương pháp đang được áp dụng cho thu và
dùng hình khối thể tích:
+ Phương pháp thu hình thủ công - freehand: người ta sử dụng các đầu dò 2D
thường có gắn thêm các bộ cảm biến vị trí. Việc thu hình được thực hiện một cách
giản đơn như quét hoặc di chuyển đầu dò hai chiều theo hướng vuông góc với mặt cắt
bằng tay, sau đó máy sẽ tự động tính toán và dùng hình 3D. Phương pháp này có ưu
điểm là rẻ tiền và có thể sử dụng các đầu dò 2D mà không cần phải có các đầu dò 3D
chuyên biệt. Tuy nhiên hình 3D tái tạo rất phụ thuộc vào kỹ năng của người quét và
cũng khó có thể cho hình 3D đẹp khi các cấu trúc chuyển động (ví dụ như thai nhi).
+ Phương pháp thu hình tự động: sử dụng đầu dò ba chiều chuyên dụng.
Trong kiểu thu hình này người sử dụng chỉ cần chọn vị trí quét thích hợp cho
đầu dò và giữ ở tư thế đó trên bệnh nhân, đầu dò sẽ tự động quét và máy sẽ tạo hình
và hiển thị liên tục. Có hai kiểu thiết kế với hai phương pháp quét cho loại
133