Page 138 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 138

trúc nằm trong môi trường có hệ số giảm âm thấp hơn hệ sổ giảm âm của môi trường
               bao quanh, do sóng ít bị tiêu hao năng lượng khi truyền qua cấu trúc này mà ở vị trí
               ngay sau cấu trúc trên thì hồi âm trở về có biên độ cao hơn so với biên độ âm về từ
               cùng độ sâu ở những vị trí khác nhau, kết quả là xuất hiện trên màn hình dải sáng hẳn
               lên ngay sau cấu trúc trên.
                     Một dạng bóng lưng khác - bóng lưng thường xuất hiện phía sau của bờ bên
               những cấu trúc mà mặt phân cách có dạng đường cong (hình cong) chẳng hạn như
               cấu trúc nang, thiết diện ngang của ống mạch. Hiện tượng này được chi phôi bởi định
               luật khúc xạ và đặc tính hút âm của mô, lý giải như sau:
                     - Trong cả hai tình huống
                     (1): C 1 > C 2 thì sẽ xảy ra hiện tượng góc tới hạn.
                     (2): C 2 < C 1 thì sẽ xảy ra hiện tượng góc tiếp tuyến
                     Ở vị trí gần thành bên của cấu trúc nang nói trên, gần như toàn bộ năng lượng bị
               phản xạ ra phía ngoài. Hậu quả là ngay sau vị trí thành bên lúc này sẽ không có sóng
               truyền âm đến, tương ứng trên màn hình xuất hiện dải bóng lưng (xét chùm tia tới B).
                     - Ngoài ra xét đến chùm tia A đi qua thành bên (không có hiện tượng tiếp tuyến
               hoặc hiện tượng góc tới hạn) phải xuyên qua bề dày mô của thành sâu gấp 3, 4 lần bề
               dày thực sự của thành, mà thường thành của ống mạch hoặc của thành nang có hệ số
               hút ẩm lớn hơn so với môi trường, kết quả cũng tạo ra hiện tượng bóng lưng.
               4.3. Hiện tượng dội lại
                     Hiện tượng này xảy ra khi sóng truyền âm từ đầu dò vào môi trường gặp mặt
               phản hồi có hệ số phản hồi lớn, sóng phản hồi có biên độ khá sâu trở về đầu dò, tại
               đây sẽ được ghi nhận và thể hiện trên màn hình ở độ sâu d. Tuy nhiên, do biên độ

               sóng  khá  lớn  nên  một  phần  đã  phản  hồi  tại  bề  mặt  đầu  dò  và  đi  vào  trở  lại  môi
               trường, lần này lại đến gặp mặt phân cách nói trên và được phản hồi lại một lần nữa
               và trở về đầu dò tạo nên sóng hồi âm của sóng dội lại. Do sóng dò dội lại lần này đã
               đi 2 vòng từ đầu dò tới mặt phân cách nên khi thể hiện trên màn hình thì hồi âm của
               sóng dội lại sẽ ở vị trí có độ sâu gấp đôi độ sâu của mặt phân cách và có kích thước
               và biên độ hồi âm nhỏ hơn. Hiện tượng này có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi năng
               lượng của sóng dội lại bị triệt tiêu do mất dần trên đường truyền. Kết quả là xuất hiện
               trên màn hình ảnh giả của mặt phân cách phân bố cách quãng đều nhau phía sau mặt
               phân cách thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ dần.
                     Một dạng khá phổ biến của hiện tượng dội là xuất hiện ảo ảnh soi gương (mirror
               artefact).
                     Đó là tình huống có cấu trúc thuộc nhu mô gan nằm sát cơ hoành, lại hiện diện
               một cấu trúc khác có hình dạng tương ứng nhưng độ hồi âm nhỏ hơn đối xứng qua cơ
               hoành với cấu trúc trong gan giống như nó có nguồn gốc từ nhu mô, phổi (phía bên
               trên cơ hoành). Thực chất của hiện tượng này là sự dội lại giữa mặt phân cách có hệ
               số phản hồi (khí trong phổi và mô mềm) và cấu trúc trong nhu mô gan nói trên từ khi
               trở về đầu dò để được ghi nhận trên màn hình.
               4.4. Ảnh giả do sai biệt vận tốc
                     Các mô có đặc tính khác nhau sẽ dẫn truyền sóng âm với những vận tốc khác
               nhau. Tuy nhiên, trong lúc thiết kế máy siêu âm, để tiện cho việc tính toán người ta
               dùng trị số trung bình là 1540m/s, máy sẽ dùng trị số này để biến đổi thời gian mất
               của sóng âm đi và về từ bề mặt phân cách thành yếu tố độ sâu của mặt phân cách trên
               màn hình. Khi đó do sự chênh lệch khá lớn giữa vận tốc dẫn truyền sóng âm trong

                                                             138
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143