Page 15 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 15

c. Trạng thái bão hòa và hiệu ứng điện tích không gian
                     Khi  catốt  được  nung  nóng,  tại  bề  mặt  của  nó  sẽ  bức  xạ  ra  chùm  tia  điện  tử
               (electron). Khả năng bức xạ phụ thuộc vào nhiệt độ (dòng sợi đốt) và diện tích bề mặt
               phát xạ (cấu trúc của catốt). Đám mây điện tích âm bao quanh catốt do các điện tử tạo
               nên gọi là điện tích không gian.
                     Khi đặt một hiệu điện thế một chiều vào giữa anốt và catốt trong đó anốt mang
               điện thế dương so với catốt thì điện tử sẽ chuyển động về phía anốt và tạo nên dòng
               điện chạy trong bóng X quang.
                     Nếu ta duy trì nhiệt độ catốt ở một giá trị nào đó (do dòng sợi đốt quyết định) thì
               số lượng điện tử bức xạ ra sẽ không đổi. Khi tăng điện thế anốt, số lượng điện tử dịch
               chuyển về anốt sẽ tăng theo khiến cho dòng bóng tăng. Trạng thái làm việc này được
               gọi là trạng thái dưới mức bão hoà, trong đó điện áp và dòng điện của bóng X quang
               phụ thuộc nhau.
                     Khi điện áp anốt tăng tới một giá trị, tại đó toàn bộ số lượng điện tử bức xạ được
               hút hết về phía anốt, lúc này bóng X quang làm việc ở trạng thái được gọi là trạng
               thái bão hoà. Kể từ mức đó trở lên, việc thay đổi điện áp anốt không làm thay đổi
               dòng điện qua bóng, nghĩa là dòng điện qua bóng và điện áp biến đổi độc lập với
               nhau, bóng X quang lúc này làm việc ở trạng thái trên mức bão hoà. Đây chính là
               trạng thái mong muốn đối với người sử dụng thiết bị X quang.
                     Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng đạt được trạng thái này. Thực
               tế đã chứng tỏ rằng, chỉ ở phạm vi dòng của bóng X quang tương đối thấp (dưới
               100mA) thì dễ dàng đạt được trạng thái làm việc trên bão hoà ngay cả khi điện áp
               anốt còn tương đối thấp (khoảng 40kV). Còn khi bóng hoạt động với dòng lớn hơn

               thì dù với điện áp anốt đã khá cao, một số lượng điện tử bức xạ không được hút về
               anốt mà tạo thành một đám mây điện tử bao quanh bề mặt catốt. Chúng làm cho dòng
               điện qua bóng X quang thay đổi theo điện áp anốt, tạo nên một hiệu ứng gọi là hiệu
               ứng điện tích không gian.
                     Ví dụ dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện của một bóng
               X quang (ứng với dòng sợi đốt cố định) khi bóng làm việc trong trạng thái dưới mức
               bão hoà nghĩa là dưới tác động của hiệu ứng điện tích không gian.
                                      Bảng 1.2. Quan hệ giữa điện áp và dòng điện
                                 Điện áp (kV)                    Dòng điện (mA)
                                 50                              350
                                 70                              400
                                 90                              460
                     Hiệu ứng này ảnh hưởng xấu đến ảnh chụp X quang. Vì vậy, trong các thiết bị X
               quang hiện đại người ta đã sử dụng những mạch điện để loại trừ ảnh hưởng của điện
               tích không gian (gọi là mạch bù điện tích không gian) sao cho trong suốt giải điện áp
               làm việc vẫn có thể điều chỉnh độc lập giữa điện áp kV và dòng điện mA.
                     Hiện nay hai loại bóng được ứng dụng phổ biến trong thiết bị X quang là:
                     - Bóng X quang anốt cố định.
                     - Bóng X quang anốt quay.
                     Dưới đây sẽ nghiên cứu kỹ hơn cấu trúc của từng loại bóng X quang.
               1.1.2. Bóng X quang Anode cố định
                     Theo nguyên lý cơ bản, để tạo ra tia X cần hội tụ đủ 3 điều kiện:
                     - Nguồn phóng âm điện tử (thác electron)

                                                              15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20