Page 51 - Kỹ năng giao tiếp
P. 51

+ Hoan nghênh khán thính giả và giới thiệu đôi nét về bản thân/nhóm thuyết

                  trình: Bạn nên có lời hoan nghênh chào đón quý khán giả và cảm ơn họ đã đến tham

                  dự buổi thuyết trình của bạn. Bạn cũng nên có đôi lời giới thiệu về bản thân cùng khán

                  thính giả. Biết được bạn là ai và những thành tích, kinh nghiệm, hiểu biết của bạn
                  trong lĩnh vực bạn trình bày sẽ làm cho khán giả thêm tin tưởng và chú ý lắng nghe.

                         + Giới thiệu đề tài: Bạn cần giới thiệu cho khán giả rõ tên đề tài thuyết trình, ý

                  nghĩa – tầm quan trọng của đề tài, mục đích của buổi thuyết trình, phạm vi bạn dự định

                  thuyết trình và lý do bạn giới hạn phạm vi như vậy.

                         + Giới thiệu dàn ý bài thuyết trình: Bạn nên giới thiệu cho khán giả biết bài
                  thuyết trình của bạn gồm mấy phần, phần nào được trình bày trước,phần nào sau, mỗi

                  phần gồm có những ý nào, đâu là trọng tâm,... để khán giả chủ động theo dõi và lắng

                  nghe có hiệu quả.

                         + Thỏa thuận cơ chế trình bày: Bạn nên cho khán giả được biết: trong buổi

                  thuyết trình của bạn có phần giao lưu cùng khán giả không? Nếu có thì vào thời điểm
                  nào? Cách khán giả nêu câu hỏi cho bạn? Lợi ích khán giả nhận được khi tham gia

                  giao lưu cùng bạn... Làm như vậy bạn sẽ lôi cuốn khán giả chủ động, tích cực tham gia

                  thuyết trình cùng bạn, tạo ra bầu không khí tốt, đảm bảo cho buổi thuyết trình thành

                  công.

                         + Chuyển ý: Hết phần mở đầu nên có câu chuyển ý sang phần chính của bài
                  diễn thuyết. Chú ý: khi chuyển ý bạn nên đổi giọng để tăng thêm sự sinh động, hấp

                  dẫn của bài nói.

                           o  Phần thân bài:

                         Một bài thuyết trình tốt thì phần thân bài thường có từ 3-5 vấn đề chính. Nếu

                  quá ít vấn đề bài thuyết trình sẽ bị sơ sài, nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn, ngược lại,
                  cũng đừng tham đưa quá nhiều vấn đề vào một bài thuyết trình vì khán giả khó theo

                  dõi. Tác giả Lee Gek Ling rất coi trọng Quy  tắc số 3 (Rule of Three). Theo ông, số ba

                  là con số có sức thuyết phục mạnh mẽ. Do đó, bài thuyết trình có 3 phần (mở đầu, thân

                  bài và kết luận) và phần thân bài lý tưởng cũng nên có ba vấn đề chính. Mỗi vấn đề

                  nên được giới thiệu theo trình tự sau:
                           -  Vấn đề 1: nêu vấn đề, trình bày nội dung, nhấn mạnh những trọng tâm,

                               nhận xét, kết luận, chuyển ý.

                           -  Vấn đề 2: (tương tự trên).

                                                                                                          51
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56