Page 81 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 81
dụng cụ chứa. Thông thường với các bình chứa như bình cầu, bình nón chỉ đổ 1/3-
1/2 dung tích, đóng 5 ml môi trường lỏng trong ống nghiệm, 5-7 ml đối với ống
thạch nghiêng.
4.2.2. Các kỹ thuật khử trùng dụng cụ và môi trường
Có nhiều phương pháp khử trùng vi sinh vật: bằng các tác nhân lý hoá như
nhiệt độ, bức xạ, lọc, ... Tác nhân khử trùng được chọn tuỳ mục đích và vật liệu cần
khử trùng.
4.2.2.1. Khử trùng bằng nhiệt
Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt được các vi sinh vật do tác dụng làm enzym của
vi sinh vật bị biến tính, làm mất nước và oxy hoá các tế bào. Có thể thực hiện:
- Khử trùng bằng nhiệt khô: thông thường sấy 170 C trong 2 giờ hoặc đốt.
o
o
- Khử trùng bằng nhiệt ẩm: đun sôi 100 C trong 10 phút để diệt tế bào sinh
dưỡng hoặc hấp bằng hơi nước ở 1 atm, 121 C trong 15-30 phút để tiệt trùng hoàn
o
toàn.
- Phương pháp khử trùng gián đoạn (phương pháp Tyndall): môi trường được
o
hấp 3-4 lần ở nhiệt độ không quá 100 C trong 30-40 phút, cách nhau 24 giờ. Giữa 2
o
lần hấp ủ môi trường ở 28-32 C trong 24 giờ cho bào tử nảy mầm. Các bào tử nào
còn lại sống sót nảy mầm sẽ bị diệt ở lần hấp tiếp theo.
- Phương pháp khử trùng nhiệt độ thấp (phương pháp Pasteur): đun cách thuỷ
o
o
môi trường ở 60 C trong 30 phút hoặc 80 C trong 15 phút sau đó làm lạnh đột ngột
o
dưới 10 C. Phương pháp này không diệt được bào tử.
Một số trường hợp môi trường có chứa các chất không bền với nhiệt như
vitamin, acid amin, … thường được khử trùng ở 60 C; 0,5 atm trong 20-30 phút.
o
4.2.2.2. Khử trùng bằng bức xạ
Có thể dùng tia X, tia gama, tia tử ngoại để khử trùng. Thông thường, dùng tia
UV.
3.2.2.3. Khử trùng bằng hoá chất
Nhiều hoá chất có thể kiểm soát sự tăng trưởng của vi sinh vật. Ethylen oxyd,
triethylen glycol, ... được sử dụng để khử trùng, ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
Sử dụng dung dịch cloramin B; cloramin T 2% hoặc dung dịch phenol 0,5% để xử
77