Page 78 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 78
(1)
(2)
Hình 13. Thiết bị đo pH (1) dung dịch đệm chuẩn; (2) máy đo pH của hãng Mettler
Toledo
4. Phương pháp sinh học
4.1. Yêu cầu cơ bản của phòng kiểm nghiệm vi sinh
4.1.1. Yêu cầu về phòng kiểm nghiệm vi sinh
Diện tích làm việc, các khu vực trong phòng được phân chia và bố trí phù hợp,
khoảng cách làm việc hợp lý để hạn chế tối đa sự di chuyển trong phòng (làm xáo
động không khí và làm tăng nguy cơ nhiễm). Hệ thống chiếu sáng đầy đủ, có hệ
thống thông khí để tránh sự đóng bụi và lan truyền các vi sinh vật, … Khu vực thao
tác nuôi cấy nên được lắp đặt đèn tử ngoại để tiệt trùng không khí và không gian
thao tác.
4.1.2. Dụng cụ, thiết bị
- Các dụng cụ bằng thuỷ tinh: ống nghiệm, đĩa Petri, đèn cồn, cốc thuỷ tinh,
bình cầu đáy bằng và tròn, bình nón, các loại ống đong, pipet, ...
- Que cấy: que cấy thẳng, que cấy vòng, que cấy móc.
- Màng lọc vô trùng: màng lọc có kích thước lỗ lọc không lớn hơn 0,45
m nhỏ hơn đường kính vi khuẩn. Vi sinh vật sẽ bị giữ lại trên màng lọc còn dung
dịch đi qua sẽ vô trùng. Màng lọc có thể bằng cellulose hay hỗn hợp cellulose và
muối este của cellulose.
- Thiết bị: nhiệt kế, máy đo pH, tủ sấy, tủ ấm, máy lắc, bể điều nhiệt, tủ
lạnh, đèn tử ngoại, nồi hấp, kính hiển vi, bình ủ kỵ khí, ...
- Tủ cấy vô trùng: tủ cấy vô trùng được sử dụng để đảm bảo tính vô trùng cao
74