Page 93 - Dược liệu
P. 93

Những flavonoid dimer và trimer đã có nói đến trong phần flavan-3-ol và flavan
                  3,4 diol. Những hợp chất đó được gọi là proanthocyanidin. Ở đây là những biflavonoid
                  tạo  thành  từ  flavon,  flavanon,  dihydroflavonol,  chalcon,   dihydro  chalcon,  auron,
                  isoflavon.
                           Biflavon là cấu trúc gồm 2 đơn vị flavon. Chất điển hình là amentoflavon tạo
                  thành từ 2 phân tử apigenin nối theo dây nối carbon-carbon ở vị trí 3', 8''.
                        Còn nhiều biflavon khác và còn nhiều kiểu dây nối khác: 3-3'', 3-3''', 6-6'', 6'-6''...
                  Giữa 2 đơn vị flavon có thể có dây nôi carbon oxy kiểu 4'-O-6'', 4'-O-8'', 5'-O-4''', hoặc
                  có 2 dây nối 8-6''' và 6'-8''.
                        Ngoài biflavon còn có biflavanon, bidihydroflavonol, bidihydrochalcon, biauron,
                  biisoflavon. Nhiều biflavonoid còn được cấu thành do 2 đơn phân khác nhóm như
                  flavon-flavanon,   dihydroflavonol-flavanon,   flavanon-chalcon,   flavanon-auron,
                  chalcon-dihydrochalcon, flavon-isoflavon. Dây nối giữa các đơn phân với nhau cũng
                  có thể theo dây nối C-C hoặc C-O-C.

                  1.3 Tính chất
                        Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt có khi không màu (trường hợp các
                  nhóm OH đã methyl hoá), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm
                  đến đỏ cam. Các chất thuôc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanon, flavanonol, leuco-
                  anthocyanidin,  flavan-3-ol   do không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm
                  carbonyl nên không màu.
                        Các dẫn chất anthocyanidin thì màu thay đổi tuỳ theo pH của môi trường. Tuy
                  nhiên khi các flavonoid ở trong các bộ phận của cây thì còn phụ thuộc vào hỗn hợp với
                  các sắc tố khác.
                        Độ tan không giống nhau, thường flavonoid glycosid và flavonoid sulfat là
                  những hợp chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan được
                  trong nước tốt nhất là cồn nườc. Các aglycon flavonoid thì tan được trong dung môi
                  hữu cơ, không tan trong nước. Các dẫn chất flavonoid có nhóm 7-hydroxy thường dễ
                  tan trong dung dịch kiềm loãng.


                  1.4. Chiết xuất, định tính, định lượng
                  1.4.1. Chiết xuất
                        Không có một phương pháp chung nào để chiết xuất các flavonoid vì chúng rất
                  khác nhau về độ tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ. Các flavonoid glycosid
                  thường dễ tan trong các dung môi phân cực, các flavonoid aglycon dễ tan trong dung
                  môi kém phân cực. Các dẫn chất flavon, flavonol có OH tự do ở vị trí 7 tan được trong
                  dung dịch kiềm loãng, dựa vào đó để chiết. Ví dụ để chiết rutin trong hoa hòe ta có thể
                  dùng dung dịch kiềm Na 2CO 3 loãng để hoà tan flavonoid ra khỏi nguyên liệu, sau đó
                  acid hoá bằng HCl để kết tủa lại rutin.
                         Thông thường để chiết các flavonoid glycosid, người ta phải loại các chất thân
                  dầu bằng ether dầu hỏa sau đó chiết bằng nước nóng hoặc methanol hoặc ethanol hay
                  hỗn hợp CHCl 3 và ethanol. Cồn ở các nồng độ khác nhau và nước thường chiết được
                  phần lớn các flavonoid. Hỗn hợp CHCl 3  và cồn hay dùng để chiết các dẫn chất
                  methoxy flavonoid. Các chất  anthocyanin  thường kém bền vững nhất là các acyl
                  anthocyanin được acyl hoá với các acid aliphatic do đó người ta thường chiết bằng
                  methanol có mặt của các acid yếu như acid acetic, tartric hoặc citric thay vì HCl. Có
                  tác giả dùng một lượng nhỏ acid mạnh dễ bốc hơi là trifluoroacetic acid (0,5-3%) để
                  chiết các polyacylanthocyanin phức tạp vì acid này dể bốc hơi trong quá trình làm đậm
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98