Page 150 - Bào chế
P. 150
CHƯƠNG 10. THUỐC ĐẶT
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Phân biệt được các dạng thuốc đặt: Thuốc đạn, thuốc trứng và thuốc bút chì.
2. Trình bày được cấu tạo, ưu- nhược điểm của các tá dược thường dùng để điều
chế thuốc đạn.
3. Trình bày được kỹ thuật điều chế thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn.
4. Phân tích được một số công thức thuốc đặt.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Thuốc đặt là những dạng thuốc phân liều, có thể rắn ở nhiệt độ thường, khi đặt
vào các hốc tự nhiên trong cơ thể thì chảy lỏng hoặc hòa tan trong niêm dịch để giải
phóng dược chất, nhằm gây tác dụng điều trị tại chỗ hoặc tác dụng toàn thân.
1.2. Ưu nhược điểm
Thuốc đặt có một số ưu điểm như sau:
- Thuốc đặt thích hợp dùng cho bệnh nhân không thể dùng thuốc theo đường
uống. Những bệnh nhân này bị một số bệnh về đường tiêu hóa, nôn hay vừa phẫu
thuật. Thuốc đặt cũng thích hợp sử dụng bệnh nhân cho trẻ nhỏ, người già hay bệnh
nhân tâm thần.
- Thích hợp với những thuốc không thích hợp dùng theo đường uống như các
thuốc gây tác dụng không mong muốn khi uống, thuốc bị phá hủy bởi pH dạ dày hay
enzym đường tiêu hóa, hoặc thuốc bị chuyển hóa lần đầu qua gan nhiều trở thành dạng
không có hoạt tính. Ngoài ra, thuốc đặt sử dụng thay thế cho thuốc sử dụng cho đường
uống trong trường hợp thuốc có mùi vị khó chịu.
- Sử dụng thuốc đạn điều trị tại chỗ có tác dụng nhanh, hạn chế lượng thuốc hấp
thu vào tuần hoàn gây tác dụng không mong muốn.
Nhược điểm của thuốc đặt:
- Tùy theo quan niệm của từng vùng, nhiều địa phương bệnh nhân không có
thiện cảm với thuốc đặt đặc biệt là thuốc đặt trực tràng.
- Sự hấp thu dược chất từ thuốc đặt chậm và nhiều khi không hoàn toàn phụ
thuộc vào từng người dùng, và bệnh lý liên quan tại nơi đặt thuốc ví dụ thuốc kháng
sinh, thuốc chống nấm...
147