Page 134 - Bào chế
P. 134
Nước cất vdd. 100 g
Hoặc:
Dimethicon 1000 cps 40 g
Alcol cetylic 15 g
Natri laurylsulfat 1 g
Nipazin 0,1 g
Nước tinh khiết vdd. 100 g
b) Tá dược thân nước
Ưu điểm:
- Có thể hoà tan hoặc trộn đều với nước và nhiều chất lỏng phân cực.
- Giải phóng hoạt chất nhanh, nhất là với các chất dễ tan trong nước.
- Thể chất tương đối ổn định, ít thay đổi theo điều kiện thời tiết.
- Không cản trở các hoạt động bình thường của da.
- Không trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước.
Nhược điểm:
- Kém bền vững, dễ bị vi khuẩn và nấm mốc xâm nhập, vì vậy thường phảI thêm
các chất bảo quản như natri bezoat, paraben, dẫn chất thuỷ ngân hữu cơ… với nồng độ
thích hợp.
- Dễ bị khô cứng, nứt mặt trong quá trình bảo quản và vậy trong thành phần cần
đưa thêm các chất háo ẩm như glycerin, sorbitol, propylen glycol với nồng độ khoảng
10 - 20%.
Gel polysaccarid:
Bao gồm các gel chế từ tinh bột, tinh bột biến tính, thạch, alginat. Ví dụ:
+ Chế phẩm Daktarin 2% (gel) có thành phần như sau:
Miconazol 2 g
Tá dược gel* vđ. 100 g
* Tá dược gel: Tinh bột biến tính, natri saccharin, tween 20, alcol ethylic,
glycerin, nước tinh khiết, chất thơm.
+ Tá dược được điều chế từ alginat: Thường dùng muối kiềm của acid alginic,
được chiết từ rong biển vì vậy dễ kiếm, giá thành rẻ. Nồng độ dùng từ 5% đến 10%. Ví
dụ:
Natri alginat 5 g
Glycerin 10 g
Natri benzoat 0,2 g
Nước tinh khiết vđ. 100 g
Gel dẫn chất cellulose:
Để làm tá dược thuốc mỡ, thường dùng các dẫn chất thân nước, trương nở trong
nước tạo thành hệ keo như: Methyl cellulose (MC), carboxymethyl cellulose (CMC),
natri carboxy methyl cellulose (Na CMC), hydroxy propyl methyl cellulose (HPMC),
hydroxy propyl cellulose (HPC), hydroxy ethyl cellulose (HEC).
131