Page 130 - Bào chế
P. 130
- Ít gây bẩn da và quần áo, dễ rửa sạch.
Ngoài ra, còn tuỳ theo mục đích sử dụng của thuốc mỡ (bảo vệ da, gây tác dụng
tại chỗ, yêu cầu thấm sâu...), tình tạng của da và niêm mạc nơi dùng thuốc, tá dược
phải đáp ứng thêm những yêu cầu đặc biệt, chẳng hạn như:
- Nếu dùng để điều chế thuốc mỡ bảo vệ da, ngoài các yêu cầu chung, tá dược
còn phải là những chất không cío khả năng thấm nhưng có khả năng che chở, bảo vệ
cao và rất ít hoà tan hoặc thấm đối với các dược chất độc hại hoặc có tác dụng gây
kích ứng như các acid, kiềm, các dung môi hữu cơ...
- Để điều chế thuốc mỡ tác dụng điều trị tại các tổ chức tương đối sâu của da
như nội bì, hạ bì...hoặc có tác dụng toàn thân, tá dược phải có khả năng thấm cao, giải
phóng nhanh hoạt chất.
- Dùng cho các thuốc mỡ vô khuẩn (mỡ kháng sinh, mỡ tra mắt), tá dược phải có
khả năng tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao.
- Với các thuốc mỡ dùng bôi lên niêm mạc ướt hoặc để làm săn se (ví dụ dùng
để chữa bệnh chàm chảy nước), tá dược phải có khả năng hút (nhũ hoá) mạnh.
Ngày nay, đã có trên 600 loại tá dược được sử dụng cho các dạng thuốc dùng
ngoài da, hấp thu qua da. Tuy nhiên khó có thể tìm được một tá dược nào là lý tưởng
và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Tuỳ theo tính chất lý hoá của dược chất, yêu cầu sử
dụng và điều trị mà chọn lựa tá dược cho thích hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu về thực
tiễn, giải phóng hấp thu thuốc.
1.3.2.2. Phân loại tá dược
a) Nhóm tá dược thân dầu (Tá dược béo, kỵ nước)
Dầu, mỡ:
Các dầu, mỡ động, thực vật là các ester của glycerin với các acid béo no hoặc
không no (các triglycerid). Có một số ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Dễ bắt dính da, niêm mạc.và hấp thu tốt trên da. Các dầu mỡ có nguồn gốc động
vật thường có khả năng hút nước nên thấm sâu.
Nhược điểm:
- Trơn nhờn, kỵ nước, gây bẩn, khó rửa sạch, gây cản trở hoạt động sinh lý bình
thường ở da (tỏa nhiệt, tiết mồ hôi).
- Giải phóng hoạt chất chậm.
- Dễ bị ôi khét trong quá trình bảo quản. Các sản phẩm của quá trình oxy hoá
dầu mỡ (peroxyd, aldehyd, ceton) có mùi vị khó chịu, kích ứng da và niêm mạc, gây ra
phản ứng với một số dược chất như các iodid, adrenalin, polyphenol... Vì vậy, khi sử
dụng các tá dược này thường cho thêm các chất chống oxy hoá như -tocopherol,
BHA, BHT, các alkyl galat.
Các tá dược điển hình:
- Dầu cá: thu được bằng cách ép từ gan các loại cá thu. Do có chứa một lượng
khá lớn các vitamin A, D, dầu cá đặc biệt hay được dùng để chế các thuốc mỡ dùng
bôi lên các vết bỏng, vết thương, vết loét nhằm tăng nhanh quá trình phảt triển của tế
bào, tái tạo tổ chức làm cho vết bỏng, vết thương chóng lên da non.
- Dầu lạc: là dầu thực vật được sử dụng nhiều nhất ở nước ta và ở nhiều nước
khác trên thế giới làm dung môi và tá dược.
127