Page 131 - Bào chế
P. 131
- Dầu vừng: ngoài dùng làm tá dược thuốc mỡ, còn được dùng trong dạng thuốc
bôi xoa ngoài da của đông y vì dầu vừng có tác dụng làm dịu da và niêm mạc tốt hơn
các dầu thực vật khác.
- Dầu thầu dầu: thu được bằng cách ép nguội hạt thầu dầu. Khác với các dầu
0
thực vật khác, dầu thầu dầu dễ hoà tan trong alcol ethylic 95 do có chứa một tỷ lệ lớn
các glycerid của acid ricinoleic (một acid alcol). Mặt khác do đồng tan với alcol và có
khả năng hoà tan nhiều dược chất có tính sát khuẩn, vì vậy dầu thầu dầu hay được
dùng trong các dạng thuốc dùng ngoài và mỹ phẩm (thuốc đánh móng tay, thuốc chải
tóc…).
- Mỡ lợn: Cấu tạo bởi khoảng 40% olein, 60% stearin và palmitin, khoảng
0,15% cholesterol. Có tác dụng dịu đối với da và niêm mạc, có khả năng thấm cao nên
hay được dùng trong các thuốc mỡ có yêu cầu gây tác dụng ở nội bì, hạ bì hoặc trên
toàn thân.
Do mỡ lợn rất dễ bị ôi khét vì vậy người ta thường dùng mỡ lợn cánh kiến để
bảo quản được lâu hơn. Tuỳ theo điều kiện thời tiết và khí hậu, người ta điều chỉnh thể
chất của mỡ lợn bằng cách cho thêm 3-5% sáp ong.
Sáp:
Sáp cấu tạo chủ yếu bằng ester phức tạp của các acid béo cao no và không no
với các acol béo cao và alcol thơm.
So với các dầu, mỡ thì sáp vững bền, nhiệt độ nóng chảy cao hơn, ít bị biến chất,
ôi khét hơn, khả năng nhũ hóa tốt hơn nên hay được dùng để điều chỉnh thể chất và
tăng khả năng nhũ hóa của tá dược.
- Sáp ong: sáp ong cấu tạo chủ yếu bởi các ester của các acid béo cao với các
alcol béo cao.
Sáp ong hay được dùng phối hợp với các tá dược khác như: Dầu, mỡ, vaselin
nhằm mục đích làm tăng độ cứng, độ chảy, khả năng hút nước… của các tá dược trên.
Trên thực tế, có hai loại sáp ong: Sáp vàng và sáp trắng. Loại trắng do đã được
tẩy màu.
- Lanolin: Còn gọi là sáp lông cừu vì có thành phần giống sáp và thu được bằng
cách tinh chế các chất béo lấy từ nước giặt lông cừu trong kỹ nghệ làm len. Lanolin
được cấu tạo chủ yếu bởi các ester của một số acid béo đặc biệt với các alcol béo cao
và các alcol thơm có nhân steroid như choresterol, dihydrochoresterol, lanosterol…
nên có khả năng nhũ hóa mạnh. Có hai loại lanolin
+ Lanolin khan có khả năng hút từ 180 - 200% nước. Vì vậy có thể coi lanolin
khan là một điển hình của nhóm tá dược khan (hay tá dược hút, nhũ hoá, hấp phụ).
+ Lanolon ngậm nước: có chứa 25-30% là nước. Loại này thể chất mềm giống
vaselin, có khả năng nhũ hóa khoảng 100% nước, 60% glycerin.Vì có nước nên không
bền vững, dễ bị ôi khét trong quá trình bảo quản.
Để khắc phục nhược điểm dễ bị ôi khét của lanolin, người ta dùng biện pháp
hydrogen hoá được dùng ở nhiều nước với các tên qui ước như: Hydrolan, Hydeps,
Lanocerin…
Lanolin hydrogen hoá có ưu điểm là bền vững, không dễ bị biến chất, ôi khét
như lanolin và có khả năng hút nước cao hơn lanolin.
Các dẫn chất của dầu, mỡ, sáp:
128