Page 123 - Bào chế
P. 123
Hình 8.4. Các loại đầu phun
D. Tạo bọt
A. Dùng để xông hít;
xốp;
B. Cho yết hầu; E. Cho tai;
C. Cho mũi; F. Cho khoa răng
2.5. Thiết kế công thức thuốc phun mù
Công thức thuốc phun mù thường là dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương.
2.5.1. Lựa chọn chất đẩy
Tùy theo mục đích và yêu cầu sử dụng mà lựa chọn chất đẩy cho phù hợp
- Các flurocarbon thường dùng cho các thuốc phun mù yêu cầu chất lượng đặc
biệt để xông hít.
- Các hydrocarbon thích hợp cho thuốc phun mù có nước trong thành phần.
- Các khí nén thường dùng cho thuốc phun mù dùng tại chỗ.
- Có thể dùng phối hợp các chất đẩy để đáp ứng nhu cầu về tỷ trọng, áp suất hơi
và hạn chế cháy nổ.
2.5.2. Xây dựng công thức thuốc
Công thức thuốc phun mù thường là dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương.
Nguyên tắc bào chế như đối với thuốc là dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương nói
chung. Tuy nhiên, đa số các chất đẩy là dung môi khó hòa tan các thuốc. Do vậy, cần
thêm một số dung môi đồng tan như ethanol, isopropan.
Trong công thức thuốc phun mù, chất diện hoạt thường được thêm vào với nồng
độ 0,1 đến 2,0% (khối lượng/khối lượng) với mục đích hình thành, ổn định hệ hỗn
dịch hoặc nhũ tương và bôi trơn van.
3.NGUYÊN TẮC SẢN XUẤT THUỐC PHUN MÙ
Sản xuất thuốc phun mù gồm hai giai đoạn chủ yếu là: điều chế thuốc để đóng nạo
vào bình và đóng nạp chất đẩy vào bình thuốc ( đồng thời hoàn chỉnh đóng kín bình
thuốc).
Giai đoạn điều chế thuốc đòi hỏi kỹ thuật và dụng cụ thiết bị như đối với việc sản xuất
các dạng bào chế thông thường thuộc hệ dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, bột thuốc...
Giai đoạn nạp chất có thể thực hiện bằng phương pháp đóng áp suất hoặc đóng
lạnh:
- Nguyên tắc đóng áp suất được thực hiện qua các bước:
+ Nạp thuốc vào bình chứa chưa gắn van ( chất lỏng,mềm hoặc bột).
+ Đặt van, vòng đệm vào bờ miệng bình, đuổi không khí ra khỏi bình ( cho vào
bình vài giọt khí hóa lỏng, khí bốc hơi sẽ đuổi không khí ra), đóng kín van.
120