Page 24 - Pháp chế dược
P. 24

2.1.4. Cơ quan quản lý nhà nước về dược
               - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dược.

               - Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dược.
               - Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý
               nhà nước về dược theo sự phân công của Chính phủ.
               - Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dược trong phạm vi địa phương
               theo sự phân cấp của Chính phủ.

               2.1.5. Thanh tra dược
               - Thanh tra dược thuộc thanh tra Bộ Y tế có chức năng thanh tra chuyên ngành về dược.

               - Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra dược được thực hiện theo quy
               định của pháp luật về thanh tra.

               2.1.6. Hội về dược
               - Hội về dược là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược.
               - Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dược có quyền tham gia và thành lập hội về
               dược.

               - Tổ chức và hoạt động của hội về dược được thực hiện theo quy định của luật này và pháp
               luật về hội.
               - Hội về dược có các trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

               + Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược trên cơ sở nguyên tắc đạo
               đức hành nghề dược do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
               + Tham gia xây dựng, tổ chức triển khai, giám sát thi hành văn bản quy phạm pháp luật về
               dược;

               + Tham gia giám sát việc hành nghề dược, thực hiện đạo đức hành nghề dược và phản biện
               xã hội hoạt động liên quan đến dược;
               + Tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

               + Tham gia Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề dược.

               2.1.7. Những hoạt động bị nghiêm cấm trong ngành dược
               - Kinh doanh dược mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong
               thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận
               đủ điều kiện kinh doanh dược.

               - Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa Điểm kinh doanh dược đã đăng ký.
               - Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng mục đích hoặc cung cấp không
               đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

               - Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy chứng nhận đủ
               điều kiện kinh doanh dược.


                                                             21
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29