Page 8 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 8
Hỗ trợ người phụ nữ, chồng và gia đình của cô ta trong quá trình đau đẻ, tại thời
điểm sinh con và khoảng thời gian sau sinh.
Theo dõi người phụ nữ đang chuyển dạ đẻ; đánh giá tình trạng thai nhi và tình
trạng của các trẻ sơ sinh sau khi sinh; đánh giá các nguy cơ; phát hiện sớm các bất
thường.
Thực hiện các can thiệp nhỏ, nếu cần thiết như bấm ối, cắt tầng sinh môn; chăm
sóc trẻ sơ sinh sau khi sinh.
Hỗ trợ người phụ nữ việc nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh trong giai
đoạn đầu của thời kỳ sau đẻ.
Chuyển đến tuyến chăm sóc cao hơn, nếu các nguy cơ hoặc các biến chứng xảy
ra.
3. Phạm vi hành nghề hộ sinh
Từ "Hộ sinh" trong tiếng Anh được bắt nguồn từ hai từ Anglo-Saxon; “mid” có
nghĩa là “với”, “wif” có nghĩa lả ”người phụ nữ”. Trong tiếng Anh, “midwife” có nghĩa
là người chăm sóc liên tục cho một người phụ nữ và con của người phụ nữ ấy từ thời kỳ
mang thai tới sau khi sinh.
Tại Pháp, “hộ sinh” là “sage-femme”: một người phụ nữ khôn khéo chăm sóc liên
tục.
Ở Việt Nam, từ dành cho người hộ sinh là hai chữ ”hộ sinh” có nghĩa là người
giúp người mẹ trong việc sinh con.
Năm 2005, Liên đoàn quốc tế hộ sinh (ICM=International Confederation of
Midwives) đã thông qua định nghĩa sau đây về người hộ sinh:
"Hộ sinh là một người thường xuyên theo học chương trình giáo dục hộ sinh, được
công nhận hợp pháp ở trong nước nơi họ làm việc và đã hoàn thành khóa học về hộ sinh
theo quy định và có đủ trình độ phẩm chất để được cấp chứng chỉ giấy phép hành nghề
hộ sinh một cách hợp pháp.
Người hộ sinh được mọi người công nhận là một nhà chuyên môn có bổn phận và
trách nhiệm trong mối quan hệ với phụ nữ để cung cấp cho họ các hỗ trợ cần thiết, chăm
sóc và tư vấn trong khi mang thai, chuyển dạ đẻ và giai đoạn sau sinh, thực hiện đỡ đẻ
với trách nhiệm của người hộ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Các chăm sóc này bao gồm
các biện pháp phòng ngừa, tăng cường đẩy mạnh việc sinh đẻ bình thường, phát hiện
sớm các biến chứng ở người mẹ và trẻ sơ sinh, tìm cách tiếp cận và chuyển người phụ nữ
đến cơ sở hỗ trợ y tế phù hợp và tiến hành các biện pháp cấp cứu trong các trường hợp
khẩn cấp xảy ra.
Người hộ sinh có một nhiệm vụ quan trọng trong việc tư vấn và giáo dục sức khỏe,
không chỉ cho bản thân người phụ nữ, mà còn cho các gia đình và cộng đồng. Công việc
này liên quan đến giáo dục kiến thức chuẩn bị làm cha mẹ và có thể mở rộng ra đến sức
khỏe phụ nữ, tình dục hoặc sức khoẻ sinh sản và chăm sóc trẻ em. Một người hộ sinh có
thể thực hành nghề trong bất kỳ hoàn cảnh nào kể cả tại nhà, cộng đồng, bệnh viện,
phòng khám hoặc các đơn vị y tế".
Định nghĩa này đã được Liên đoàn quốc tế hộ sinh công nhận vào 19 tháng 7 năm
2005.
Liên đoàn Quốc tế hộ sinh (ICM) hỗ trợ, đại diện và hoạt động để tăng cường
quan hệ giữa các hiệp hội nghề nghiệp của hộ sinh trên toàn cầu. Hiện nay ICM có 98