Page 3 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 3
Bài 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH HỘ SINH
(1 tiết)
Mục tiêu
* Kiến thức:
1. Trình bày được tổng quan về nghề Hộ sinh và quá trình sinh đẻ.
2. Phân tích được bối cảnh chung của Hộ sinh Việt Nam và quốc tế.
3. Trình bày các chủ đề chính trong chương trình đào tạo Hộ sinh.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
4. Thể hiện được sự tự hào, trách nhiệm khi học và chọn nghề Hộ sinh.
NỘI DUNG
1. Tổng quan về ngành Hộ sinh và quá trình sinh đẻ
Nghề hộ sinh liên quan trực tiếp đến quá trình làm mẹ. Cốt lõi của nghề hộ sinh
là liên quan đến mối quan hệ với từng người mẹ và em bé của người mẹ. Người hộ
sinh cần biết rằng mối quan hệ này đóng một vai trò quan trọng đối với thể chất, sự sống,
tình cảm và tinh thần của trẻ sơ sinh. Do đó, mục đích chăm sóc của nghề hộ sinh là đảm
bảo sự khỏe mạnh của bà mẹ và trẻ sơ sinh với mức độ can thiệp ít nhất để có được sự an
toàn cho mẹ và con.
Điều cơ bản của việc chăm sóc hộ sinh là nhằm tạo ra sức khỏe tốt cho bà mẹ và
trẻ sơ sinh. Người hộ sinh có một vị trí quan trọng trong cộng đồng và hệ thống chăm sóc
sức khỏe bởi chính người hộ sinh đã tự chuẩn bị cho mình để chăm sóc phụ nữ trong suốt
những thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời họ. Thông qua quá trình giáo dục và đào
tạo, người hộ sinh chịu trách nhiệm chăm sóc cho phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh sản.
Nhiệm vụ trọng tâm của người hộ sinh là đẩy mạnh công tác nâng cao sức khỏe và công
tác y tế dự phòng trong các gia đình và cộng đồng. Các kỹ năng cơ bản của người hộ sinh
là những kỹ năng làm cho họ trở thành những người tốt nhất, phù hợp nhất để tham gia
vào quá trình sinh đẻ của người phụ nữ (WHO 2007).
Một trong số trong những phương thức làm vững mạnh nghề hộ sinh là việc đưa ra
các quy định và cấp giấy phép hành nghề, xác định các năng lực nghề nghiệp và các
phương thức đào tạo liên tục. Ngoài ra cần củng cố nghề nghiệp bằng cách cải thiện kiến
thức và thực hành của người hộ sinh thông qua các tài liệu hướng dẫn, những bằng chứng
được phổ biến từ các nghiên cứu; các tiêu chuẩn về lâm sàng, nghiệp vụ chuyên môn và
quản lý.
"Việc chăm sóc đạt chất lượng tốt đem lại lợi ích cho tất cả: các bà mẹ, trẻ sơ
sinh, cộng đồng, gia đình, hệ thống chăm sóc y tế và nghề hộ sinh. Sự hài lòng của phụ
nữ đối với việc chăm sóc được thể hiện qua mối tương quan tích cực của việc sử dụng
dịch vụ chăm sóc và kết quả là dẫn tới giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em. Để biết
những người phụ nữ muốn gì, người hộ sinh cần phải học hỏi từ những người phụ nữ.
Điều này được thực hiện tốt nhất nếu việc chăm sóc được cung cấp cho phụ nữ. Một
trong những cách để tăng cường mối quan hệ giữa những người hộ sinh và phụ nữ là
việc những người hộ sinh khởi xướng các sáng kiến chăm sóc tại địa phương để tự mình
có thể gần gũi hơn với phụ nữ" (WHO 2007: 5)