Page 5 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 5

Những năng lực thiết yếu cho thực hành hộ sinh cơ bản được ICM hoàn thành là
               chuẩn mực và hướng dẫn liên quan đến đào tạo hộ sinh, luật pháp và thực hành lâm sàng.
               Những năng lực này là kim chỉ nam cho việc biên soạn sách giáo khoa hộ sinh, thông tin
               chính thức cho các chính phủ, các tổ chức chính sách cần thiết để hiểu sự đầu tư cho hộ
               sinh là đầu tư cho hệ thống y tế. Những năng lực thiết yếu cho thực hành hộ sinh cơ bản
               được ICM hoàn thành chuẩn mực và hướng dẫn liên quan đến giáo dục đào tạo hộ sinh,
               luật pháp và thực hành lâm sàng.
                       Bên cạnh mô hình và hoạt động của hệ thống y tế, ba yếu tố cơ bản của lực lượng
               Hộ sinh có chất lượng bao gồm: Đào tạo hộ sinh, Quy định hành nghề và Phát triển hiệp
               hội hộ sinh. Ba yếu tố này là quan trọng để xây dựng lực lượng hộ sinh liên tục và có chất
               lượng cao.
               2.2.1. Đào tạo hộ sinh
                       Năm 2010, ICM đã xây dựng bộ tiêu chuẩn toàn cầu dành riêng cho đào tạo Hộ
               sinh. Bộ tiêu chuẩn này đã được bổ sung hoàn thiện vào năm 2013. Theo đó, một hộ sinh
               viên có đủ trình độ phải qua đào tạo chính quy theo đánh giá về năng lực cơ bản của
               ICM, bao gồm:
                       - Trình độ đầu vào là phổ thông trung học.
                       - Thời gian tối thiểu đào tạo Hộ sinh là 3 năm.
                       - Nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Hộ sinh: lý thuyết tối thiểu là 40%
               và thực hành tối thiểu là 50%.
                       Đồng thời với đào tạo chính quy, việc đào tạo liên tục cũng hết sức quan trọng và
               ngày càng thuận tiện nhờ công nghệ thông tin và truyền thông. Đào tạo liên tục là cần
               thiết cho sự an toàn của người nhận dịch vụ và cũng là trách nhiệm chuyên môn của
               người hộ sinh, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
               2.2.2. Quy định hành nghề
                       Quy định hành nghề là cách để giám sát cán bộ y tế xem có đủ năng lực và kỹ
               năng làm việc hay không. Các cơ quan quản lý nghiệp vụ y tế khác nhau ở mỗi quốc gia,
               có chức năng cấp giấy phép hành nghề cho mỗi cá nhân và xử lý hoạt động của người
               hành nghề.
               2.2.3. Hiệp hội hộ sinh
                       Yếu tố quan trọng thứ ba là Hiệp hội hộ sinh. Hiệp hội hộ sinh phải chuyên nghiệp
               và vững mạnh, được sự ủng hộ của các hội viên và được chính phủ, các cơ quan quản lý
               thừa nhận.
               3. Các chủ đề chính trong chương trình đào tạo Hộ sinh
                       Xuyên suốt trong chương trình đào tạo Hộ sinh là 5 chủ đề. Những chủ đề này là
               trụ cột của các năng lực. Mục đích của chúng là gắn chặt sự hiểu biết và đánh giá nền
               tảng lý thuyết của sự hoàn hảo trong thực hành nghề hộ sinh. Năm chủ đề đó là:
               3.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
                       Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm sự bình đẳng và tiếp cận dịch vụ chăm sóc
               phụ nữ, dịch vụ dựa trên nhu cầu cá nhân, sự tham gia và hợp tác của cộng đồng, sử dụng
               kỹ thuật một cách thích đáng, và cung cấp dịch vụ chăm sóc hộ sinh bền vững (WHO
               1978 và được khẳng định lại năm 2008).
               3.2. Thực hành dựa vào bằng chứng
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10