Page 45 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 45
Tuy nhiên cần phân biệt những ban này với những mụn nước hoặc có mủ trên
da của trẻ, đặc biệt ở các nếp gấp như cổ, bẹn, nách…Khi xuất hiện những nốt này
chứng tỏ trẻ đang bị viêm da cần có chăm sóc đặc biệt.
3.5. Phòng, chống nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh
3.6.1. Chống nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn sơ sinh xảy ra với tỷ lệ 0,5 – 0,8/1000 trẻ và đó hầu hết đều là
nhiễm trùng cơ hội, thường nguyên nhân là do vi khuẩn, xảy ra vào giai đoạn chu sinh.
Các dấu hiệu nhiễm khuẩn rất phức tạp, bao gồm cả giảm các vận động tự ý, bú
kém, ngừng thở, tim đập chậm, thân nhiệt thay đổi, thở khó, nôn, tiêu chảy, chướng
bụng, kích động, co giật và vàng da.
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn.
Nhiễm khuẩn sơ sinh có thể khởi phát sớm (trong vòng 1 tuần sau sinh) hoặc
muộn (sau sinh 1 tuần).
Các trường hợp phát bệnh sớm thường do cơ thể bị nhiễm bệnh trong quá trình
sinh đẻ. Hầu hết các trẻ sơ sinh đều có triệu chứng trong vòng 6 giờ sau sinh, và hầu
hết các trường hợp bệnh xảy ra trong vòng 72h.
Liên cầu nhóm B và các vi khuẩn gram (-) (thường là E. coli) là nguyên nhân
phần lớn trong các trường hợp nhiễm khuẩn sớm.
Nuôi cấy vi khuẩn với bệnh phẩm ở âm đạo và trực tràng của người mẹ có thể
thấy liên cầu nhóm B xuất hiện với tỷ lệ 30%. Ít nhất 35% trong số họ truyền vi khuẩn
này cho con.
Tỷ lệ con bị nhiễm khuẩn phụ thuộc vào nguy cơ nhiễm trùng cơ hội ở giai
đoạn sớm.
Mặc dù chỉ 1/100 số trẻ này bị nhiễm trùng cơ hội do Liên cầu khuẩn nhóm B,
có tới trên 50% các trường hợp xuất hiện trong vòng 6h đầu sau đẻ.
Điều trị thường khởi đầu với ampicillin kết hợp gentamicin hoặc cefotaxim, sau
đó điều trị đặc hiệu càng sớm càng tốt.
3.6.2. Dự phòng nhiễm khuẩn
Phát hiện sớm viêm nhiễm ở bà mẹ, điều trị. Thường cấy dịch tìm liên cầu
khuẩn nhóm B ở thai tuần 35 – 37. Nếu dương tính, cho dùng kháng sinh nhóm beta
lactam trong khi sinh dự phòng lây cho trẻ.
Theo dõi sát trẻ sơ sinh, phát hiện sớm, điều trị kịp thời
3.7. Phòng chống bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Những trẻ mới sinh thường đứng trước nguy cơ của thiếu vitamin K,. Đây là
một vitamin tan trong dầu nên việc hấp thu vitamin K và sự vận chuyển chúng qua rau
thai cho trẻ từ mẹ trong thời kỳ có thai là hết sức hạn chế. Khả năng dự trữ lượng
vitamin K trong gan của trẻ thời kỳ này là rất ít. Sữa mẹ lại là nguồn dinh dưỡng
nghèo vitamin K (chỉ có khoảng 1-4 ug/l). Điều này làm cho trẻ sơ sinh dễ mắc các
bệnh liên quan đến xuất huyết và chảy máu tức thì nếu không được cung cấp vitamin
K ngay sau đẻ.
44