Page 92 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 92
- Vitamin B1: là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Ăn gạo không giã
trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung
đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể (1,1mg/ngày) và chống được bệnh tê phù.
- Vitamin B2: tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây
thiếu máu nhược sắc. Nhu cầu vitamin B2 là 1,5mg/ngày. Vitamin B2 có nhiều
trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu... Các hạt ngũ cốc toàn phần là
nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.
- Vitamin C: có vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ
trợ hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin
C có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt
nhiều trong quá trình nấu nướng. Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu vitamin C là
80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg. Để đáp ứng đầy đủ các
vitamin và khoáng chất như trên, ngoài việc lựa chọn thực phẩm giàu vi chất
dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên uống loại viên multivitamin và khoáng chất
dành cho bà mẹ mang thai hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà
phê, nước chè đặc, thuốc lá...; giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt
tiêu, dấm, tỏi; nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm
phù và tránh tai biến khi đẻ; ăn tăng chất xơ; uống đủ nước; không uống rượu và
thuốc vì rượu và thuốc lá làm tăng nguy cơ cho bà mẹ, thai và trẻ sơ sinh.
* Việc bổ sung dinh dưỡng nên dựa vào BMI, theo dõi cân nặng trong quá trình
mang thai:
Thông qua chỉ số BMI của mẹ bầu trước khi mang thai sẽ đánh giá được
tình trạng cơ thể của người mẹ, từ đó đưa ra mức cân nặng cần tăng khi mang