Page 90 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 90
thai và rau thai. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Chất béo
nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40g).
Ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thuỷ sản,
tôm, cua, cá, ốc...cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa
có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá
loại đậu khác, vừng, lạc...
* Bổ sung các chất khoáng:
- Sắt: có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc,
hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại, trong phủ tạng, đặc biệt là tiết. Người mẹ
mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai
đến sau đẻ 1 tháng.
- Canxi: lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày
trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tôm,
cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, người
mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như
sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
- Kẽm: thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng,
thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ
mang thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các
thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.
- Iốt: thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai
chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương
não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc
chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175-
200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển,