Page 25 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 25

+ Ví dụ, một người phụ nữ trước đây đang đung đưa theo nhịp bỗng đột ngột cúi
               người ra phía trước và đặt tay lên đầu gối hoặc nhăn mặt, rên khẽ…chứng tỏ khi đó cơn co
               tử cung đang xuất hiện và sự thay đổi hành vi đó có thể làm giảm cơn đau giúp họ. Hoặc
               người phụ nữ đang nói chuyện, hoặc đang bình thường tự nhiên vịn tay vào bàn hoặc nắm
               chặt tay người hộ sinh chứng tỏ khi đó cơn co xuất hiện. Khi chăm sóc, hãy lắng nghe
               người sản phụ - quan tâm đến sự lo lắng và những thay đổi trong hơi thở của sản phụ
               trong cơn co tử cung. Điều đó giúp người hộ sinh điều chỉnh được các hoạt động chăm
               sóc; giúp sản phụ yên tâm, tin tưởng vào người chăm sóc mình để “vượt cạn” thành công
                       + Thay đổi trong hành vi, ngôn ngữ cơ thể và phản ứng giọng của sản phụ có thể là
               dấu hiệu cho thấy sắp kết thúc pha tích cực và đang chuyển sang giai đoạn II của chuyển
               dạ. Ví dụ tự nhiên sản phụ có vẻ hốt hoảng và muốn rặn vì cảm giác em bé thúc xuống
               dưới và muốn ra ngoài, nhất là trong mỗi cơn đau bụng. Giai đoạn này có thể là thách thức
               đối với sản phụ và những người hỗ trợ, chúng ta cần tập trung hướng dẫn và hỗ trợ sản phụ
               trong suốt thời gian này. Cố gắng để sản phụ được ở tư thế mà họ thấy thoải mái nhất, chỉ
               cần chú ý là tránh nằm ngửa trong thời gian dài.
               2.3. Cung cấp dinh dưỡng cho sản phụ trong chuyển dạ
                     - Người phụ nữ trong chuyển dạ đòi hỏi một lượng lớn năng lượng. Do thời gian
               chuyển dạ và sinh đẻ không thể dự đoán trước nên năng lượng cần được bổ sung để bảo
               đảm sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Trừ những trường hợp có nguy cơ phải mổ, các
               trường hợp chuyển dạ nên cho ăn uống bình thường, nhất là giai đoạn đầu của chuyển dạ.
               Chú ý ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn ít một. Hầu hết phụ nữ sẽ chỉ ăn một lượng nhỏ thức
               ăn trong giai đoạn đầu của chuyển dạ nhưng do các cơn co tử cung họ có thể cảm thấy
               không muốn ăn. Sữa có thể là nguồn cung cấp dinh dưỡng cũng như nước phù hợp trong
               khi sản phụ chuyển dạ. Trong chuyển da ̣  sản phụ mất nươ ́ c nhiều qua mất di ̣ ch, qua hơi
               thơ ̉ … viê ̣ c cung cấp nươ ́ c đu ̉  cho sản phụ la ̀  cần thiết trong suốt qua ́  trinh chuyển da ̣ .
                                                                                         ̀
               2.4. Vệ sinh và vô khuẩn trong chăm sóc chuyển dạ
                       - Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong cho
               bà mẹ và là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh. Việc lây nhiễm các
               bệnh qua đường máu như HIV, viêm gan B và C cho thấy tầm quan trọng của các biện
               pháp vô khuẩn trong quá trình chăm sóc sản phụ, để bảo vệ cả sản phụ và người chăm
               sóc họ. Việc tăng các trường hợp can thiệp các thủ thuật xâm lấn trong khi sinh, điều này
               làm tăng khả năng các mầm bệnh vào đường sinh dục. Để giảm những nguy cơ này khi
               chăm sóc người Hộ sinh cần chú ý:
                       + Sản phụ luôn được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thăm khám, sau mỗi lần đại tiểu
               tiện. Đóng băng vệ sinh sạch nếu có hiện tượng ra dịch, ra máu.
                       + Bàn tay sạch của người chăm sóc là một trong những cách đơn giản và hiệu quả
               nhất để mang cuộc đẻ an toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Khi chăm sóc sản phụ chuyển dạ,
               người hộ sinh phải rửa tay thường quy. Các móng tay của cô đỡ phải ngắn gọn, sạch sẽ và
               bàn tay phải được rửa kỹ bằng xà phòng và nước hoặc với các dung dịch sát khuẩn tay
               nhanh nếu có sẵn. Sử dụng găng tay dùng một lần và khử trùng thích hợp các vật liệu tái
               sử dụng trong toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh đẻ để giảm lây nhiễm chéo giữa sản
               phụ, trẻ sơ sinh và các nhân viên y tế.



                                                             24
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30