Page 91 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 91
1.5.2. Tính chất kháng nguyên
N. meningitidis có kháng nguyên vỏ là polysaccharid. Dựa vào kháng
nguyên này, hiện nay ít nhất có 13 nhóm kháng nguyên đã được biết, trong đó
9 nhóm thường gặp là A, B, C, D, X, Y, Z, W-135 và 29E; bốn nhóm còn lại
là H, I, K và L thì hiếm gặp hơn. Các nhóm A, B, C thường gây thành dịch.
1.5.3. Khả năng gây bệnh
* Yếu tố độc lực
Vỏ có tác dụng chống thực bào.
Nội độc tố có thể gây ra đông máu nội mạch rải rác và hội chứng
Waterhouse-Friderichsen.
Enzym IgA protease.
* Khả năng gây bệnh
Người là vật chủ duy nhất của N. meningitidis. Chúng thường ký sinh ở
họng mũi (nasopharynx), có khoảng từ 2 - 8% người bình thường có mang N.
meningitidis ở vùng này; ở trạng thái không gây bệnh, N. meningitidis thường
không có vỏ.
Viêm màng não:
Nhiễm trùng bắt đầu bằng việc vi khuẩn phát triển tại đường hô hấp
trên và lan truyền qua đường hô hấp bởi những giọt nhỏ.
Bệnh xuất hiện bằng sốt và các ban hình dát sần.
Dịch thường do týp huyết thanh A, B và C, đặc biệt là A. Người ta gặp
các vụ bùng phát tại những nơi chật chội, đông người như trại lính....
Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu:
Có thể gây hội chứng Waterhouse-Friderichsen. Biểu hiện bằng sốt,
sốc, đông máu nội mạch rải rác, xuất huyết ồ ạt ở tuyến thượng thận dẫn đến
phá huỷ tuyến.
Là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiểu năng tuyến thượng thận.
1.5.4. Chẩn đoán vi sinh
* Nhuộm soi
91