Page 86 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 86
1.3.2. Khả năng gây bệnh
Thường gặp phế cầu ở vùng tỵ hầu của người lành với tỷ lệ khoảng 40-
70%. Phế cầu có thể gây bệnh viêm đường hô hấp, điển hình là viêm phổi.
Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra sau khi đường hô hấp bị tổn thương do
nhiễm virus (như virus cúm) hoặc do hoá chất. Thường gây nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính ở trẻ em < 5 tuổi. Ngoài ra, phế cầu cũng gây viêm tai, viêm
xoang, viêm họng, viêm màng não, viêm màng bụng, màng tim, viêm thận,
viêm tinh hoàn, nhiễm khuẩn huyết và rất thường gây viêm màng não mủ ở
trẻ em.
1.3.3. Chẩn đoán vi sinh
* Bệnh phẩm
Tuỳ từng thể bệnh mà chúng ta lấy các bệnh phẩm ở từng vị trí khác
nhau. Ví dụ như: bệnh phẩm họng mũi, máu, dịch não tuỷ, dịch ổ áp xe hoặc
mủ. Tất cả các loại bệnh phẩm đều phải cấy ngay vào môi trường nuôi cấy
thích hợp, chậm nhất cũng không được quá 3 giờ
* Chẩn đoán trực tiếp
Nuôi cấy phân lập vào môi trường thạch máu có gentamicin (5 g/ml).
Phế cầu có khuẩn lạc: S, nhầy, đường kính 1-2 mm, có chóp và tan máu , lựa
chọn khuẩn lạc nghi ngờ xác định tính chất sinh vật hóa học.
Phương pháp nhuộm vỏ
Các phương pháp khác như: PCR, hoặc phát hiện kháng nguyên từ
bệnh phẩm bằng phản ứng ngưng kết latex, sắc ký miễn dịch...
1.3.4. Nguyên tắc phòng và điều trị
* Nguyên tắc phòng bệnh
Phế cầu thường lây theo đường hô hấp cho nên việc phòng bệnh không
đặc hiệu, rất khó khăn. Phòng bệnh đặc hiệu đó được sử dụng ở một số nước
tiến tiến bằng vacxin polysaccharid của vỏ phế cầu. Vaccin được sản xuất từ
vỏ của những type gây bệnh thường gặp và gây bệnh nặng.
* Nguyên tắc điều trị
86