Page 21 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 21
Gen đột biến có thể là gen trội hoặc gen lặn. Gen đột biến có thể ở
nhiễm sắc thể thường hoặc trên nhiễm sắc thể giới tính (chủ yếu trên nhiễm
sắc thể X). Ví dụ, dị tật thừa ngón thường do đột biến gen trên nhiễm sắc thể
thường, di truyền theo cơ chế trội.
Bệnh Hemophilia là bệnh đột biến gentổng hợp các yếu tố đông máu
VIII, IX, XI. Bệnh mang tính di truyền lặn, có trên nhiễm sắc thể X. Có nghĩa,
nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh còn phụ nữ là đối tượng mang gen
bệnh nên không có triệu chứng. Bệnh teo cơ ở bé trai, đột biến gen bệnh não
úng thủy, vô sọ… cũng thường do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X. Tật
chậm phát triển tâm thần trong một gia đình cũng do đột biến một gen trên
nhiễm sắc thể X. Trong hội chứng Down, một lỗi trong sự phân chia nhiễm
sắc thể 21 làm cho tổng số nhiễm sắc thể lên 47 thay vì 46.
Hầu hết các bệnh do rối loạn di truyền có thể được phát hiện từ bẩm
sinh, khác với một số bệnh bẩm sinh không có nguồn gốc di truyền, mà có thể
phát sinh từ một số lây nhiễm trực tiếp khi thai nhi đang phát triển. Ví dụ
người mẹ nhiễm virus sởi (rubella) trong thai kỳ thì có thể lây nhiễm virus
này cho thai nhi và dẫn đến một số dị tật, chủ yếu là tim.
2.9. Lão hóa
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên hệ
giữa tuổi thọ và độ dài các telomere trong nhiễm sắc thể của tế bào người.
Telomere là các đoạn protein có cấu trúc ADN nằm ở cả hai đầu tận của
nhiễm sắc thể. Sau mỗi lần phân chia, các nhiễm sắc thể bị mất một số lượng
ADN khiến các telomere bị ngắn dần đến một giới hạn, lúc đó các tế bào sẽ
ngừng phân chia rồi chết hàng loạt.
Nếu các telomere càng ngắn lại thì tế bào sẽ càng lão hóa nhanh dẫn
đến tỉ lệ mắc bệnh cao hơn và tuổi thọ ngắn hơn. Ở những trẻ bị chứng già
sớm, tốc độ ngắn dần các đầu mút telomere xảy ra nhanh hơn bình thường rất
nhiều. Điều này cũng giải thích phụ nữ cao tuổi có nhiều nguy cơ sinh ra
những đứa trẻ mang một số nhiễm sắc thể bị lỗi (hội chứng Down). Thậm chí
21