Page 116 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 116
0
mũi nhiều. Sang giai đoạn toàn phát, bệnh nhân tiếp tục sốt cao 39 - 40 C,
mệt mỏi, đuối sức rõ rệt, mắt xung huyết đỏ ngầu và có thể thấy xuất hiện
xuất huyết trên da. Thêm vào đó bệnh nhân đau đầu dữ dội, thường ở trán,
hốc mắt kèm theo đau mình mẩy và các bắp thịt, xoa bóp thấy dễ chịu hơn. Ở
một số bệnh nhân có bội nhiễm phổi thì trạng cơ thể sẽ tồi tệ hơn rất nhiều.
Diễn biến của bệnh trong vòng 7 ngày thì bệnh nhân khỏi đột ngột (nếu
không có bội nhiễm). Tuy nhiên, quá trình lại sức kéo dài khoảng 3 - 6 tháng
với các dấu hiệu ăn kém, mất ngủ và mất sức lao động khá lâu.
Các đợt cúm hầu như xuất hiện quanh năm. Sự lan tràn và độ trầm
trọng của đợt bệnh thay đổi rất nhiều. Các đợt khu trú thường là 1 đến 3 năm
một lần. Các vụ dịch toàn thể hay đại dịch xuất hiện thường là quãng 10 đến
15 năm một lần. Trong đó, đợt cúm lan tràn và nghiêm trọng nhất là do virus
cúm A gây nên. Virus cúm B gây các vụ vùng nổ thường ít lan rộng hơn và
phối hợp với bệnh ít trầm trọng hơn. Virus cúm C cũng có thể lan rộng,
nhưng bệnh lý thường ít trầm trọng. Sở dĩ virus cúm có thể lây lan mạnh đến
như vậy là do chúng lan truyền qua đường hô hấp.
- Bệnh phẩm: Lấy vào các ngày đầu của bệnh từ nước xúc họng, nước
mũi, nước bọt và dịch tỵ hầu.
1.3. Nguyên tắc phòng bệnh
Phòng bệnh
Chủ yếu là phòng bệnh không đặc hiệu như: cách ly bệnh nhân, nhỏ
thuốc sát khuẩn đường mũi họng, sát khuẩn đồ dùng dụng cụ của bệnh nhân.
Tuy nhiên, hiện nay các thuốc chống virus như Amantadin và Rimantadin đã
được chứng minh là có hiệu quả trong phòng ngừa virus cúm A khi mà dịch
lưu hành. Còn đối với phòng bệnh đặc hiệu thì hiện nay thường dùng vaccin
bất hoạt typ A và typ B cho những người chưa có miễn dịch, nhưng kháng thể
hình thành chỉ kháng lại virus vaccin mà không miễn dịch chéo với thứ typ
mới.
116