Page 117 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 117
2. Virus sởi
2.1. Đặc điểm sinh học
Virus sởi hình cầu, đường kính 120 đến 250 nm, chứa ARN sợi đơn, vỏ
capsid đối xứng xoắn và có bao ngoài. Trong cấu trúc có thể có 6 protein cấu
trúc.
Cấu trúc vỏ bao ngoài có các hemagglutinin. Có vai trò giúp virus bám
vào receptor của tế bào cảm thụ, sau đó protein hòa màng và xâm nhập phức
hợp tái tổ hợp, thực hiện sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ. Sau khi
virus được nhân lên, giai đoạn giải phóng của virus thực hiện theo phương
thức nẩy chồi. Hemagglutinin của virus sởi mang tính kháng nguyên ngưng
kết hồng cầu khỉ.
2.2. Khả năng gây bệnh
Virus sởi là virus đồng nhất, không có sự biến dị của mọi cấu trúc
virus, do vậy sau khi nhiễm virus sởi, kháng thể sởi sẽ duy trì suốt đời. Virus
sởi chỉ gây bệnh cho người. Virus nhân lên ở hệ bạch huyết nơi xâm nhập và
tế bào đường hô hấp trên rồi đi qua máu.
Sởi lây lan trực tiếp qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch mũi, họng,
kết mạc cuả người nhiễm trùng ngay từ giai đoạn cuối thời kỳ ủ bệnh.
Đối tượng lây nhiễm: 90-98% những người chưa miễn dịch với sởi ở
mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở trẻ em mẫu giáo, cấp 1.
Thời gian ủ bệnh từ 10 tới 12 ngày. Sau đó là thời kỳ khởi phát với các
dấu hiệu viêm long của đường hô hấp trên: chảy nước mũi, ho, hắt hơi, đỏ mi
mắt... kèm theo sốt nhẹ. Sau đó xuất hiện nốt Koplik trong niêm mạc má. Tiếp
theo là bệnh sởi điển hình, thể hiện bằng phát ban theo thứ tự từ trên xuống
dưới sau 5-7 ngày. Rồi từ trên xuống mất dần các nốt ban. Sau khi bị sởi,
người bệnh sẽ có miễn dịch vĩnh viễn suốt đời.
Trong năm đầu của cuộc đời, do tiếp nhận kháng thể kháng sởi qua rau
thai nên nếu bị nhiễm virus sởi thì triệu chứng sẽ không điển hình. Các dấu
hiệu viêm đường hô hấp, các triệu chứng khác đều nhẹ và trong thời gian
117