Page 118 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 118
ngắn, ban xuất hiện không điển hình. Trong các trường hợp này, chỉ có thể
chẩn đoán sởi bằng các phản ứng huyết thanh tìm kháng thể kháng sởi.
Bệnh sởi cũng có thể xuất hiện hình ảnh lâm sàng nặng: viêm não cấp
do sởi hoặc viêm xơ chai bán cấp tính do sởi (SSPE). Các biểu hiện viêm não
đều phần lớn dẫn tới tử vong.
Ngoài ra trong khi bị sởi sức đề kháng của trẻ em suy giảm miễn dịch
tạm thời nhiều nên trẻ có thể mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như
tiêu chảy, viêm giác mạc dẫn tới mù loà...
Trong thời kỳ tiến triển, có thể lấy dịch mũi họng hoặc kết mạc để nuôi
cấy trong tế bào nguyên phát hay thường trực một lớp của người hoặc khỉ, có
thể tìm thấy tiểu thể trong tế bào hoặc tế bào trở thành tế bào khổng lồ, tạo
các ổ hoại tử (các đơn vị plaque). Cũng có thể chẩn đoán trực tiếp bằng phản
ứng miễn dịch huỳnh quang trên tế bào nhiễm virus.
2.3. Nguyên tắc phòng bệnh
Hiện tại có hai loại vacxin sởi: Vacxin sởi chết và vacxin sởi sống giảm
độc. Vacxin sởi sống giảm độc rất có hiệu quả phòng bệnh sởi, do vậy nó
được tiêm cho trẻ em 12 tháng tuổi để phòng bệnh sởi ở mọi hình thái lâm
sàng.
Vacxin chết, trong quá trình sản xuất đã phá hủy protein kháng nguyên
hòa màng. Do vậy, kháng thể hình thành sau khi tiêm vacxin virus sởi chết
không đủ để kháng lại mọi kháng nguyên của virus sởi. Vì vậy, nếu nhiễm
virus sởi hoang dại, người đã tiêm vacxin có thể bị sởi không điển hình, đó là
nguồn lây không biết rõ nên khó phòng.
Ngoài phương pháp phòng đặc hiệu thì xử lý chất thải của bệnh nhân,
cách ly bệnh nhân là cần thiết.
3. Rotavirus
3.1. Đặc điểm sinh học
Cấu trúc
Virus có hình khối tròn, đường kính trung bình 65-70 nm. Acid nucleic
là ARN hai sợi, nằm ở trung tâm hạt virus, đường kính 38 nm và được bao
118