Page 95 - Chính trị
P. 95

bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng
                   kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc
                   thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.

                         Tôn  trọng  và  bảo  đảm  quyền  tự  do  tín  ngưỡng,  tôn  giáo  và  không  tín
                   ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý
                   nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng
                   tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

                         2. Nội dung phát triển văn hóa, con người

                         * Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
                   pháttriển toàn diện,thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần
                   nhân văn, dân chủ, tiến bộ
                         Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, con người Việt Nam phát triển toàn diện.
                   Nội dung cụ thể của giải pháp này là: xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức
                   lành mạnh; khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam; ngăn chặn
                   sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức; xây dựng các cơ chế, chính sách để gắn kết

                   chặt chẽ xây dựng văn hóa và phát triển con người; phát triển văn hóa với phát
                   triển kinh tế - xã hội; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển và
                   ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò của thông tin truyền thông; phát
                   triển, hoàn thiện, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa; thu hẹp khoảng cách
                   chênh lệch về hạ tầng văn hóa giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền
                   núi, vùng sâu, vùng xa; giảm sự chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa giữa các
                   giai tầng, các nhóm xã hội. Làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào
                   toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội
                   sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá
                   tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá
                   nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân
                   chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ
                   ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật;
                   khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi
                   thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hoá. Bảo đảm quyền
                   được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện
                   thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời,
                   phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
                         * Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng,
                   bản sắc văn hóa dân tộc; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh
                   hoa văn hóa nhân loại

                         Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, “Chúng ta có dịp tiếp xúc
                   rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân
                   dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam”. Tuy nhiên,
                   toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt nền văn hóa dân tộc trước những thách
                   thức, những “nguy cơ bất ổn”. Đó là khuynh hướng phổ biến các mô típ văn hóa
                   chung toàn cầu. Khuynh hướng đó có thể sẽ dẫn đến “đồng nhất” các giá trị văn
                   hóa, san bằng, “đồng hoá” các nền văn hóa của các dân tộc. Quá trình toàn cầu

                                                               15
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100