Page 93 - Chính trị
P. 93
tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc
lợi xã hội. Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, các công cụ điều tiết, chính
sách phân phối để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã
hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Xây dựng và hoàn
thiện chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với
tăng năng suất lao động. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo lộ trình phù
hợp, bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động đang làm việc, cũng như
người đã nghỉ hưu theo chế độ.
Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực và hiệu lực quản lý của
nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa tiếp tục đổi mới tư duy lý luận; đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học, lý luận cho
hoạch định, phát triển đường lối, chính sách của Đảng để thúc đẩy nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển.
Năng lực và hiệu lực quản lý của nhà nước sẽ quyết định đến định hướng
xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, hiệu quả khai thác và sử dụng các
tiềm năng quốc gia.
Cải cách bộ máy và cơ chế điều tiết nền kinh tế của nhà nước như: Luật
pháp; chính sách (tiền tệ, tài chính...) các công cụ khác (thuế, lãi suất,...).
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để điều chỉnh kịp thời sự vận hành của nền
kinh tế khi cần thiết.
Nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ
chức xã hội – nghề nghiệp và của nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế,
chính sách tạo điều kiện để nhân dân và các tổ chức này tham gia có hiệu quả
vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát việc thực hiện luật pháp, chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngăn ngừa, khắc phục những tác
động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề, điều kiện quan
trọng để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường
trong và ngoài nước.
Khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực bên ngoài
như: vốn, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tổ chức vận hành nền
kinh tế thị trường hiện đại.
13