Page 2 - Chính trị
P. 2
Bài 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
I. Khái niệm, cấu trúc và bản chất chủ nghĩa Mác – Lênin
1. Khái niệm chủ nghĩa Mác- Lênin
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhất là từ khi xuất hiện các giai cấp
và đấu tranh giai cấp, con người luôn luôn có nguyện vọng sống trong một xã
hội hoà bình, mọi người đều bình đẳng, dân chủ, công bằng, ấm no, tự do và
hạnh phúc. Để phản ánh nguyện vọng đó, nhiều học thuyết tư tưởng lý luận tiến
bộ và nhân đạo đã hình thành và phát triển, dẫn dắt cuộc đấu tranh của nhân dân
lao động.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm lý luận và học thuyết do
C.Mác, Ph. Ăngghen sáng lập từ giữa thế kỷ XIX và được V.I.Lênin bổ sung và
phát triển hoàn thiện trong điều kiện mới của lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX.
Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ ba
bộ phận lý luận cơ bản là Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác –
Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học; là hệ thống lý luận khoa học thống nhất về
mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giai phóng giai
cấp công nhân,nhân dân lao động nhằm giải phóng con người, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình thành
từ ba bộ phận: triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa
xã hội khoa học. Ba bộ phận trên có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng đều
nằm trong một hệ thống khoa học thống nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp,
lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân
dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, giải phóng xã hội và tiến tới giải phóng
con người.
2. Cấu trúc chủ nghĩa Mác - lênin
a. Triết học Mác - Lênin (bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử) là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy. Triết học Mác - Lênin đem lại cho con người thế giới quan
khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới.
b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin là khoa học nghiên cứu phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa; những quy luật kinh tế chủ yếu hình thành, phát triển và đưa chủ nghĩa tư
bản tới chỗ diệt vong; những quy luật phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quy luật chuyển biến từ xã
hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa và phương hướng xây dựng xã
hội mới. Nó chứng minh rằng việc xã hội hoá lao động trong chủ nghĩa tư bản
đã tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội; động
1