Page 56 - Chính trị
P. 56

Bài 3

                              NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
                                          DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG


                         I. SỰ RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
                   ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

                         1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

                      1.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

                         a. Bối cảnh quốc tế

                         + Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh
                   tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với
                   nhau do tranh giành thuộc địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng là
                   nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918).
                      + Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 làm rung chuyển thế
                   giới, thức tỉnh hàng triệu người, mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc và giải
                   phóng dân tộc.

                      + Tháng 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản, trung tâm lãnh đạo phong trào cách
                   mạng thế giới được thành lập, thúc đẩy sự ra đời các đảng cộng sản và dẫn
                   đến cao trào cách mạng thế giới (1919 – 1923).

                      Tháng 7 - 1920. V.I. Lênin gửi tới tới các Đảng cộng sản Sơ thảo lần thứ nhất
                   những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tại Pháp, Nguyễn Ái
                   Quốc được đọc và tìm thấy ở bản Luận cương của Lênin con đường cứu nước,
                   giải phóng dân tộc Việt Nam.

                       b.  Tình hình trong nước
                   Chính sách thống trị, khai thác thuộc đại của thực dân Pháp và sự biến đổi của xã hội
                   nước ta cuối thế kỷ XIX  đầu XX

                      + Chính sách khai thác thuộc đại của thực dân Pháp

                      Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược VN và đến năm 1884, chúng đã thiết
                   lập được sự thống trị trên toàn cõi VN. Trong thời giai thống trị, thực dân Pháp
                   đã thi hành những chính sách bóc lột và nô dịch phản động về: kinh tế, chính
                   trị, văn hoá và xã hội:

                   1) Về chính trị: lũng đoạn triều đình Huế; chia nước ta thành ba kỳ để dẽ cai
                   trị; xoá têm VN trên bản đồ thế giới

                   2) Về kinh tế: Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến, đồng thời thiết lập
                   hạn chế phương thức sản xuất TBCN.
                   3) Về văn hoá - xã hội; Thi hành chính sách ngu dân, đầu độc và bần cùng hoá

                   95% dân số mù chữ; Cấm đoán hoạt động văn hoá tiến bộ, hạn chế mở trường
                   học, bệnh viện, khuyến khích cờ bạc, ruợu chè...
                      + Sự biến đổi của xã hội nước ta cuối thế kỷ XIX đầu XX
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61