Page 57 - Chính trị
P. 57
1) Về mặt xã hội: VN từ xã hội phong kiến địa chủ trở thành xã hội thuộc địa
nửa phong kiến.
2) Về mặt kinh tế: nền kinh tế VN bị kìm hãm nặng nề, tiến chuyển chậm chạp
và què quặt.
3) Về giai cấp: trước khi Pháp xâm lược VN có hai giai cấp cơ bản là: nông
dân và địa chủ; sau khi thực dân Pháp xâm lược thì giai cấp VN biến đổi sâu
sắc và hình thành những giai cấp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản,
giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp trí thức…
4) Về mâu thuẫn: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta chỉ có một mâu
thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ; sau khi thực dân pháp xâm
lược xuất hiện thêm một mâu thuẫn nữa: mâu thuẫn giữa dân tộc VN với thực
dân Pháp
Các phong trào yêu nước của VN cuối thế kỷ XIX đầu XX
+ Phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến
1) Phong trào khởi nghĩa Cần vương(1885 – 1897) – do vua Hàm Nghi xuống
chiếu
2) Khởi nghĩa Yên Thế(1883 – 1913) – do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, sau cụ
mất thì phong trào bị dập tắc(tồn tại 30 năm)
+ Phong trào trấu tranh theo hệ dân chủ tư sản
1) Phong trào Đông Du (1906 – 1908) do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh
đạo
2) Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục(1907) do Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền lãnh đạo. Sử dụng các hình thức tuyên truyên đả phá chế độ phong kiến,
cải cách văn hoá, vận động học chữ quốc ngữ, cổ vũ lòng yêu nước...
3) Phong trào Duy Tân(1906 – 1908) do Phan Chân Trinh, Trần Quý Cáp khởi
xướng nhằm cải cách văn hoá, xã hội, phê phán chế độ phong kiến, đề xướng
“ khai dân khí, trấn dân khí, hậu dân sinh” cổ vũ lập hội buôn, dùng hàng
nội, mởi trường học...
4) VN Quan phục Hội (1912) theo con đường cách mạng Tân Hợi – TQ(1911)
do cụ Phan Bội Châu thành lập
Với tôn chỉ: “đánh đuổi quân Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hoà
Dân quốc VN”
5) VN Quốc dân Đảng thành lập 12 / 1927 do Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái
Học... lãnh đạo, với thất bại cuối cùng – khởi nghĩa Yên Bái
Tóm lại, các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX đã nêu cao khí phách của toàn dân tộc nhưng đều thất bại.
Nguyên nhân dẫn đến thất bại vì chưa có đường lối chính trị đúng đắn, lực
lượng lãnh đạo tiến bộ, chưa phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc… Cách mạng
Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
1.2. Quá trình ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam