Page 51 - Chính trị
P. 51
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt
động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo
đức và thẩm mỹ. Phong cách Hồ Chí Minh gồm những điểm nổi bật sau đây:
+ Về phong cách tư duy, bao gồm: phong cách tư duy khoa học, cách mạng
và hiện đại; phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; phong cách tư duy hài
hoà, uyển chuyển, có lý có tình. Hồ Chí Minh luôn biết xuất phát từ cái chung,
cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi
được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn.
+ Về phong cách làm việc, bao gồm: phong cách làm việc khoa học. Hồ
Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông
tin, số liệu, để nắm chắc thực chất tình hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình, thì đặt
chính sách mới đúng”; phong cách làm việc có kế hoạch. Người dạy, trong việc
đặt kế hoạch “không nên tham lam, phải thiết thực, vừa sức, từ thấp đến cao”,
“chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được”;
phong cách làm việc đúng giờ, Hồ Chí Minh quý thời gian của mình bao nhiêu
thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Người thường không để ai
phải đợi mình, chủ động đến trước nếu có thể; phong cách đổi mới, sáng tạo,
không chấp nhận lối cũ, đường mòn. Người nói: Tư tưởng bảo thủ như là sợi
dây cột chân, cột tay người ta..., muốn tiến bộ phải có tinh thần mạnh dạn, dám
nghĩ, dám làm.
+ Về phong cách lãnh đạo, thể hiện qua việc: tuân thủ nghiêm ngặt nguyên
tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đi đúng đường lối
quần chúng, lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người
“không quan trọng”. Theo Người, phải biết động viên, khuyến khích khiến cho
cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ
nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật; phải tổ chức việc kiểm tra, kiểm
soát cho tốt. Trong giai đoạn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
(1955-1965) không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Người đã thực hiện hơn
700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ
đội để thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào và xem xét tình hình, kiểm tra công việc.
Về phong cách nêu gương, Người đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu
mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm
để quần chúng noi theo.
+ Về phong cách diễn đạt, được thể hiện qua: cách nói, cách viết giản dị,
cụ thể, thiết thực; diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động,
có lượng thông tin cao. Bác Hồ thường viết ngắn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua
Bảo Đại thoái vị”,chỉ với 9 chữ mà Bác đã khái quát được cả ba giai đoạn đầy
biến động của đất nước. Nhiều câu Bác đúc kết lại như châm ngôn: “Nước lấy
dân làm gốc”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”...; sinh động, gần gũi với
cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh ví von, so sánh cụ thể.
Người dùng hình ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về bản chất của chủ nghĩa đế
quốc, hoặc ví “lý luận như cái tên, thực hành như cái đích” để bắn...Phong cách
diễn đạt của Bác luôn luôn biến hoá, nhất quán mà đa dạng, Bác dạy: “Mỗi tư
22