Page 59 - Chính trị
P. 59

  Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản VN
                      + Được sự chỉ đạo của QTCS, với tư cách là đại biểu QTCS, NAQ về nước
                   đứng ra triệu tập và chủ  trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản, bao gồm
                   các đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản Liên Đoàn
                   lấy tên là “Đảng Cộng sản VN”(diễn ra từ ngày 3 đến 7/2/1930 tại Hương
                   Cảng – TQ) thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lượng vắn tắt, Chương
                   trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.

                      + Ngày 24/2/1930, Đông Dương cộng sản Liên Đoàn ra nhập, hoàn thành
                   việc thống nhất Đảng cộng sản VN trên cả nước

                      + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9/1960) đã quyết định lấy
                   ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản VN.

                         1.3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng và những thắng lợi của
                   cách mạng Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng:
                         Một là, đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của 3 nhân tố: Chủ
                   nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước; Chấm dứt thời

                   kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước; Từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới
                   sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
                         Hai là, đường lối cách mạng vô sản của Đảng Cộng sản Việt Nam đáp
                   ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân lao động, trước hết là giai cấp công nhân,
                   nông dân và những người nghèo khổ về một xã hội tốt đẹp, trong đó mọi người
                   đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công bằng, thương yêu, đùm bọc
                   lẫn nhau, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn... Đó chính là lý tưởng cộng
                   sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Đảng Cộng sản tập hợp được đông đảo
                   các tầng lớp nhân dân tin theo, trước hết là nhân dân lao động, đặc biệt là công
                   nhân và nông dân.

                          Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có thể tập hợp được một lực lượng
                   cách mạng hùng hậu cho phép giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ của thực dân
                   Pháp đồng thời đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, mang
                   lại cơm no, áo ấm cho nhân dân.

                         2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

                         Đảng Cộng sản Việt Nam – Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của
                   cách mạng Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện ở từng giai đoạn cách
                   mạng cụ thể:

                           2.1. Giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc
                         + Đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc
                   và thiết lập chính quyền của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
                   nhân dân giành được thắng lợi này chính nhờ đường lối đúng đắn, phù hợp với
                   yêu cầu của lịch sử(đây là mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc).

                         + Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
                   tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

                         Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi giai cấp tư sản vừa bóc lột giai cấp
                   công nhân ở chính quốc, vừa bóc lột nhân dân thuộc địa, cách mạng giải phóng
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64