Page 61 - Chính trị
P. 61
Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng 1932 -
1935
Sau giai đoạn 1930 – 1931, kẻ thù có âm mưu dập tắt phong trào cách
mạng Việt Nam, thẳng tay đàn áp; hàng nghìn chiến sỹ cộng sản, hàng vạn
quần chúng yêu nước bị bắt hoặc bị tù đầy. Đồng chí Trần Phú bị bắt chưa
kịp xét xử đã chết, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị bắt ngày 6/6/1931 tại Hồng
Kông và được thả năm 1933; Lý Tử Trọng, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức
Cảnh...lần lượt bị xử tử.
Phong trào dân chủ giai đoạn 1936 - 1939
+ Hoàn cảnh, sau cuộc đấu tranh đầy gian khổ và tổn thất để bảo vệ Đảng,
duy trì tổ chức quần chúng cách mạng, đến năm 1936, khi tình hình trong nước
và thế giới có sự biến chuyển mới, Đảng đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc
lập dân tộc và người cày có ruộng, chuyển hướng đấu tranh sang đòi dân sinh
dân chủ, với các hình thức đấu tranh và tổ chức thích hợp, chuẩn bị lực lượng
cho cuộc đấu tranh giành chính quyền.
+ Ý nghĩa, phong trào đấu tranh những năm 1936-1939 đã làm cho ảnh
hưởng của Đảng ăn sâu, lan rộng trong quảng đại quần chúng. Đảng đã biết kết
hợp các hình thức đấu tranh công khai hợp pháp với các hình thức bất hợp pháp,
bí mật trong cuộc đấu tranh ở một nước thuộc địa. Qua phong trào, sự giác ngộ
chính trị của quần chúng được nâng cao.
Chủ trương đấu tranh từ 1939 – 1945 và tổng khởi nghĩa giành chính
quyền
Hoàn cảnh, Từ năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng
ta đã có những nhận định sáng suốt về tình hình thế giới và xu hướng phát triển
của cách mạng Đông Dương, xác định giải phóng dân tộc, đánh đuổi phátxít
Pháp, Nhật, giành độc lập, tự do là yêu cầu sống còn của dân tộc Việt Nam. Từ
đó, Đảng chủ trương chuẩn bị các điều kiện để tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền về tay nhân dân. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo trong
cuộc vận động giải phóng dân tộc những năm 1939-1945 và nắm bắt thời cơ
lịch sử một cách chuẩn xác và kịp thời khi Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh,
Đảng đã phát động, tổ chức thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm
1945.
Ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập
nên nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đánh giá ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai
cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần
này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa
thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm
chính quyền toàn quốc.
Giai đoạn đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 – 1946