Page 75 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 75
Bài 6: CHUYỂN HÓA PROTID, HEMOGLOBIN, ACID NUCLEIC
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được vai trò, tính chất của acid amin - protein, hemoglobin, acid
nucleic.
2. Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến chuyển hóa protid,
hemoglobin, acid nucleic đối với cơ thể.
3. Nhận xét được kết quả của một số xét nghiệm hóa sinh liên quan đến các
chuyển hóa protid, hemoglobin, acid nucleic trong cơ thể người.
NỘI DUNG
1. Chuyển hóa protid
Đơn vị cấu tạo của protid là các acid amin.
1.1. Định nghĩa, cấu tạo, tính chất của acid amin
* Định nghĩa: Acid amin là những hợp chất hữu cơ, trong phân tử vừa có
nhóm carboxyl và có nhóm amin.
* Cấu tạo: Công thức chung của acid amin (trừ prolin):
20 acid amin thường gặp trong cấu tạo protein (trừ prolin) đều có công thức
tổng quát như trên , chúng chỉ khác nhau ở gốc R. Gốc R có thể gắn với các
-
+
nhóm carboxyl (- COO ), amin (- NH 3 ), thiol (- SH)...
*
Trừ glycin, tất cả các acid amin đều có C , nên đều có tính quang hoạt.
+
Tuỳ vị trí nhóm - NH 3 được gắn ở bên phải hoặc bên trái của C mà có
các acid amin thuộc dãy L hay D. Thường gặp dãy L.
* Tính chất của acid amin.
- Tính chất lưỡng tính:
Do trong phân tử của acid amin có gốc acid (- COOH) và gốc amin (-
NH 2) nên chúng thể hiện tính chất lưỡng tính. Tuỳ theo pH môi trường, nó có
tác dụng như một acid hay một base.
71