Page 76 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 76
Trong môi trường kiềm: acid amin phân ly như một acid, tạo anion.
Trong môi trường acid: acid amin hoạt động như một base, tạo cation.
pH của môi trường mà tại đó acid amin tồn tại ở dạng lưỡng cực, nghĩa
là có số cation bằng số anion, thì pH này được gọi là pH đẳng điện của acid
amin hay pH i.
Mỗi acd amin có một pH i riêng. ứng dụng tính chất này để điện di
acid amin:
+ Tại môi trường có pH bằng pH i của acid amin , acid amin ở dạng
lưỡng cực và không di chuyển trong điện trường.
+ Tại môi trường có pH < pH i của acid amin, acid amin ở dạng cation và
trong điện trường sẽ di chuyển về cực âm.
+ Tại môi trường có pH > pH i của acid amin, acid amin ở dạng anion và
sẽ di chuyển về cực dương trong điện trường.
Ngoài ra còn có một số acid amin không thuộc nhóm trên nhưng có vai
trò quan trọng trong chuyển hoá như: alanin, taurin, acid aminobutyric,
citrullin, ornithin, dopa...
Acid amin khử amin tạo các acid cetonic tương ứng, khử carboxyl tạo
các amin tương ứng.
- Phản ứng với ninhydrin:
Acid amin tác dụng với ninhydrin tạo liên kết peptid, trong điều kiện đun
nóng, ninhydrin bị khử tạo phức hợp màu xanh tím, (riêng prolin có màu vàng).
Phương pháp này để phát hiện sự có mặt của acid amin và định lượng
nồng độ acid amin trong dịch sinh vật.
- Khả năng hấp thụ quang phổ tử ngoại.
Chỉ có các acid amin chứa gốc R nhân thơm mới có tính chất này. Các
acid amin như tryptophan, tyrosin, phenylalamin có phổ hấp thụ tử ngoại
mạnh ở vùng ánh sáng có bước sóng 240 - 280 nm, ứng dụng tính chất này để
định lượng protein bằng đo phổ tử ngoại ở bước sóng 280 nm.
1.2. Cấu tạo, tính chất, vai trò protein trong cơ thể
1.2.1. Cấu tạo protein
72