Page 223 - Hóa phân tích
P. 223
BÀI 9: ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được cân bằng tạo kết tủa, tích số tan và độ tan của các kết tủa.
2. Trình bày được các phương pháp kết tủa thông thường.
3. Phân tích được đặc điểm, nguyên tắc, điều kiện tiến hành của từng
phương pháp trong phép định lượng bằng Bạc nitrat.
4. Tính toán được kết quả khi định lượng bằng phương pháp Bạc nitrat.
5. Chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập.
1.Lý thuyết về kết tủa
1.1 Tích số tan và ý nghĩa
1.1.1 Hoạt độ của ion trong dung dịch
Đối với các cân bằng xảy ra trong dung dịch, đặc biệt trong các dung dịch
nước, các phần tử tham gia phản ứng và tạo thành sau phản ứng thường là những
ion, khi đó giữa các ion có sinh ra một lực tương tác tĩnh điện, nồng độ của chúng
có thay đổi được biểu thị bằng đại lượng hoạt độ.
Hoạt độ a của một chất được xác định bằng hệ thức:
a = f.C
C là nồng độ của dung dịch (mol/l)
f là hệ số hoạt độ (f phụ thuộc vào lực tương tác tĩnh điện giữa các ion trong
dung dịch).
1.1.2 Quy luật tích số tan
Khi cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO 3. Các ion Na và
+
-
NO 3 không tham gia vào kết tủa nên ở lại trong dung dịch. AgCl sẽ ngừng kết tủa
khi phản ứng đạt cân bằng. Nghĩa là tốc độ kết tủa bằng tốc độ hoà tan:
Ag + + Cl - AgCl
213