Page 206 - Hóa phân tích
P. 206
BÀI 8: ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO PHỨC
(COMPLEXON)
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được nguyên tắc, sự phân loại của phép định lượng bằng
phương pháp tạo phức.
2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp định lượng bằng
Complexon.
3. Tính toán được kết quả khi định lượng bằng phương pháp Complexon.
4. Chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập.
1. Nguyên tắc, phân loại
1.1. Một số khái niệm
1.1.1.Thành phần cấu tạo của phức chất
- Một phân tử phức chất có các thành phần quan trọng sau: cầu nội, cầu
ngoại, ion trung tâm và phối tử, ví dụ:
K 2[HgI 4]
---- ------
Cầu ngoại Cầu nội
Ion trung tâm(chất tạo phức) Phối tử
- Cầu nội thường là ion phức có chứa ion trung tâm (chất tạo phức) và phối
tử được viết trong ngoặc vuông. Điện tính cầu nội bằng tổng điện tính ion trung
tâm và điện tích phối tử.
2-
Ví dụ: [HgI 4]
-2 = (+2) + 4(-1)
- Cầu ngoại là ion dương hoặc ion âm để ngoài ngoặc vuông.
- Ion trung tâm hay chất tạo phức thường là ion của các kim loại chuyển
tiếp (Fe, Co, Ni, Cu…). Ion trung tâm nằm trong ngoặc vuông và liên kết trực
196