Page 139 - Hóa phân tích
P. 139
6. Muối sắt (III) có khả năng tạo thành phức chất với một số chất vô cơ và hữu cơ
như Florid, phosphas, vì thế trong dung dịch không được có các ion này
-
7. Khi làm kết tủa Fe(OH) 3 nếu có mặt của ion Cl hay dùng nước rửa là NH 4Cl thì
sau khi nung có thể mất sắt do FeCl 3 là chất bay hơi được tạo thành theo phương
trình
Fe(OH) 3 + 3NH 4Cl = FeCl 3 + 3H 2O + 2NH 3
Do đó nên rửa tủa bằng hỗn hợp NH 4NO 3 và NH 4OH
8. Nếu nung ở nhiệt độ cao, một phần Fe 2O 3 bị khử
6Fe 2O 3 4 Fe 3O 4 + O 2
Nhưng nếu để nguội Fe 3O 4 và thêm 1 giọt HNO 3 đặc rồi đun nóng từ từ thì Fe 3O 4
lại được oxy hóa
2Fe 3O 4 + 2HNO 3 = Fe 2O 3 + H 2O + 2NO
5.4. Định lượng clorid
5.4.1. Nguyên tắc
Dựa trên phản ứng kết tủa khi ta thêm 1 dung dịch bạc nitrat vào 1 dung dịch
-
chứa ion Cl ta sẽ có tủa bạc clorid.
NaCl + AgNO 3 = AgCl ↓ + NaNO 3
(dạng tủa)
Sau khi lọc lấy kết tủa, rửa và sấy tủa ta thu được dạng cân AgCl
5.4.2. Kỹ thuật tiến hành
- Lấy một thể tích chính xác dung dịch cần định lượng tương ứng với khoảng
15 gam NaCl cho vào cốc đốt 250ml
- Thêm nước cất cho vừa đủ 70ml – khấy đều
- Đong chính xác 15ml dung dịch HNO 3 2N cho vào cốc đốt khuấy đều
- Rót từ từ 50ml dung dịch AgNO 3 0,1N vào, vừa rót vừa khuấy.
- Đun cách thủy trong 1 giờ vừa đun vừa khuấy tiếp
- Để lắng trong bóng tối khoảng 3-5 giờ. Kiểm tra tủa hoàn toàn chưa.
- Lọc bằng phễu lọc số 3
129