Page 125 - Hóa phân tích
P. 125
Khi hòa tan một chất cần lưu ý tới rất nhiều yếu tố: bản chất của chất cần hòa
tan, cấu tạo chất, nhiệt độ, môi trường... Có chất dễ tan trong nước, có chất chỉ tan
trong môi trường acid hoặc môi trường kiềm hay tan do tạo thành phức chất. Nhiều
chất khó tan hơn phải cần đến phản ứng oxy hóa khử.
Ví dụ: hòa tan CuS bằng HNO 3 có tính oxy hóa
2+
CuS + HNO 3 Cu + S + NO + H 2O
Đôi khi phải chuyển sang dạng dễ hòa tan hơn như BaSO 4 rất khó hòa tan,
nhưng ta cho BaSO 4 tác dụng với dung dịch bão hòa Na 2CO 3 sẽ chuyển thành tủa
BaCO 3 dễ hòa tan hơn
3.3. Kết tủa
Đây là một thao tác quan trọng, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu đối với
dạng tủa, dạng cân, đối với thuốc thử để kết tủa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình kết tủa.
Kết tủa là một thao tác phức tạp bao gồm nhiều vấn đề nghiên cứu:
- Không phải lúc nào ta cũng có tủa đồng nhất, nếu làm không đúng yêu cầu
thì kết tủa khó lọc
- Tủa thường hấp phụ thêm tạp chất rất khó loại
- Tủa một phần nào tan được trong nước.
Vì vậy khi kết tủa cần chú ý tới 3 điểm sau:
+ Kết tủa dưới dạng tinh thể to để việc lọc và rửa tủa mất ít thời gian
Kết tủa to hay bé có ý nghĩa thực tế rất lớn. Tủa to có bề mặt riêng ít hơn tủa
bé, dễ rửa. Ngoài ra tủa bé dính lại, hấp phụ nhiều tạp chất, bít kín các lỗ giấy lọc
nên rất khó rửa.
+ Kết tủa ở dạng vô định hình, nhất là loại nhầy như nhôm hydroxyd rất khó
rửa và thường cuốn theo các tạp chất. Trong việc kết tủa, vận tốc tạo nên tủa rất
quan trọng, khi các ion hoặc phân tử liên kết với nhau thì xu hướng chúng dồn lại
thành cụm lớn hơn là định hướng hình thành tinh thể. Do đó tùy theo tương quan
giữa vận tốc thành cụm và vận tốc tạo thành tinh thể mà có hình thức tủa khác nhau
115