Page 123 - Hóa phân tích
P. 123

+ Kết tủa thu được dưới dạng dễ lọc rửa để có thể tách ra khỏi dung dịch một

                  cách thuận lợi nhất và nhanh chóng.

                         + Chất rắn thu được cuối cùng phải có công thức xác định để có thể từ khối

                  lượng của nó tính ra được chính xác hàm lượng nguyên tố hoặc ion cần xác định.

                  Đối với những kết tủa loại BaSO 4 có công thức xác định, bền vững ở nhiệt độ cao,

                  nên sau khi rửa sạch và sấy khô thì từ khối lượng của nó có thể tính được lượng ion

                                 2-
                     2+
                  Ba  và SO 4   có trong dung dịch phân tích. Như vậy trong trường hợp này dạng
                  tủa và dạng cân là một hợp chất. Nhưng không ít kết tủa, như Fe(OH) 3 và Al(OH) 3

                  thường không có công thức xác định, nên không thể chọn là dạng cân mà phải nung

                  chúng ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi để chuyển chúng thành Fe 2O 3 và

                  Al 2O 3 là những dạng cân.

                         - Đối với dạng cân

                         + Phải có công thức xác định, có thành phần không đổi từ khi sấy hoặc nung

                  xong đến khi cân nó trên cân phân tích. Ví dụ dạng cân không được hút ẩm, không

                  hấp thụ khí CO 2 có trong không khí, không bị phân hủy bởi ánh sáng… Để thỏa

                  mãn yêu cầu này cần phải tiến hành phân tích theo những kỹ thuật nhất định.

                         + Để có được kết quả phân tích càng chính xác thì khối lượng mol phân tử

                  của nguyên tố hoặc ion cần phân tích càng lớn càng tốt.


                  2.2. Phương pháp bay hơi
                  2.2.1. Phương pháp bay hơi trực tiếp


                         - Dùng thuốc thử để làm bay hơi chất cần xác định , toàn bộ lượng chất bay
                  hơi được giữ lại ở bộ phận hấp phụ. Dựa vào sự tăng khối lượng của bình hấp phụ


                  tính ra hàm lượng % của chất bay hơi trong mẫu thử.
                  Ví dụ: Để xác định hàm lượng CO 2 trong muối carbonat, ta cho muối đó phản ứng


                  với acid để giải phóng ra khí CO 2, khí CO 2 được dẫn qua một bình đựng Ca(OH) 2

                  đã biết trước khối lượng.

                         CO 2  +   Ca(OH) 2    CaCO 3↓ + H 2O

                  Sau khi hấp thụ khí CO 2 cân lại bình, xác định được hàm lượng CO 2
                                                                                                            113
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128