Page 122 - Hóa phân tích
P. 122
Dạng kết tủa tạo thành sau phản ứng gọi là dạng tủa. Dạng kết tủa cuối cùng
đem cân gọi là dạng cân. Dạng tủa và dạng cân có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Ví dụ 1:
Định lượng natri sulfat bằng cách cho phản ứng tạo tủa với bari clorid
Na 2SO 4 + BaCl 2 = BaSO 4 ↓ + 2NaCl
(dạng tủa)
Tách lọc lấy kết tủa, rửa, sấy và nung được dạng cân vẫn là BaSO 4
Ví dụ 2:
Định lượng Calci trong Calci carbonat.
Hòa tan Calci carbonat trong acid
CaCO 3 + HCl = CaCl 2 + CO 2 + H 2O
Kết tủa dưới dạng calci oxalat bằng dung dịch amoni oxalat
CaCl 2 + (NH 4) 2C 2O 4 = CaC 2O 4↓ + 2 NH 4Cl
( dạng kết tủa)
Nung calci oxalat để được CaO
CaC 2O 4 . H 2O = CaO + CO 2 + CO + H 2O
Dạng cân
* Yêu cầu của dạng kết tủa và dạng cân
Để phương pháp phân tích khối lượng đạt được độ chính xác cao, dạng kết
tủa phải hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đối với dạng kết tủa
+ Kết tủa cần phải thực tế không tan. Muốn vậy, khi tiến hành kết tủa người
ta phải chọn những điều kiện thích hợp như pH tối ưu, nồng độ thuốc thử, nhiệt độ
thích hợp để kết tủa hình thành thực tế không tan.
+ Kết tủa thu được cần phải tinh khiết, không hấp phụ cộng kết và nội hấp
các tạp chất. Chỉ có như vậy thì dạng cân mới có thành phần xác định ứng với công
thức hóa học của nó.
112